Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Wednesday, March 7, 2018

Văn dốt, võ dát


Bây giờ ngoài việc chính kiếm cơm (mà lại chiếm ít thời gian) mình lao động chân tay với đúng nghĩa. Bao năm bỏ bê, nhà mình ở xuống cấp, làm cả năm nay mình bận rộn sửa chữa.

Năm ngoái “một ông anh” hội chụp ảnh rủ đi tất niên mình còn đang ngồi vắt vẻo trên xà gồ bắn mái tôn. Không có nhiều tiền nên mình nhờ bạn bè hỗ trợ, mua vật tư về tự cắt, hàn... Điện nước trăm thứ, cái gì cũng đến tay. Khi đã xông vào làm thì chẳng thiếu gì việc.

Mấy năm liền mình sống hèn, đúng là “văn dốt, võ dát,” viết lách là sở trường mà chẳng viết được cái gì nên hồn, võ dát ở chỗ không cầm được cái chổi quét nhà, bồn cầu tắc, xi-phông hỏng cũng gọi thợ. Dũng khí của đàn ông không phải là len Facebook chửi chỗ noi, chém chỗ kia mà dám hạ mình xuống, thò tay thông tắc cái bồn cầu đầy phân. Mình làm được. Mình làm tất cả những việc trước đây mình cho là hèn kém, thì bây giờ thấy không phải dễ mà làm được.

Phật pháp dạy đúng: kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình. Khắc phục những điều trước nay mình e ngại, không phải là dễ, đồng thời nó đòi hỏi một sự thay đổi trong cách nhìn nhận cuộc sống.

Cũng có một điều rất thú vị, rằng nhiều người tưởng là tu theo Phật giáo là “không làm gì cả” – chẳng hạn họ cho rằng hoặc học Phật sợ tạo nghiệp nên không dám làm gì. Có người khác thì thấy các vị tăng lữ ngày nay sung sướng quá, chẳng cần lao động mà được Phật tử cúng tiến đến mức quá giàu có. Hiểu như vậy là chưa đúng. Đức Phật rất phản đối lối sống phóng lãng, lười biếng:

“Này Gia chủ tử, quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm:
“quá lạnh,” không làm việc;
“quá nóng,” không làm việc;
“quá trễ” không làm việc;
“quá sớm,” không làm việc;
“tôi đói quá,” không làm việc;
“tôi quá no,” không làm việc.

Trong khi những công việc phải làm lại không làm. Tài sản chưa có không xây dựng lên, tài sản có rồi bị tiêu thất. Này Gia chủ tử, quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm như vậy. Thế Tôn thuyết giảng như vậy.”

Thực tế, học Phật là phải học lối sống “thân thì phải động, tâm thì phải tĩnh.” Cơ thể phải được rèn luyện để có sức khỏe, nhưng thế chưa đủ. Nếu chúng ta làm việc trí óc, cần được bổ sung bằng một công việc chân tay, lao động chân tay làm cho trí óc minh mẫn, và khi chúng ta xử lý được vấn đề trong khi lao động chân tay, đầu óc chúng ta sáng láng hơn khi lao động trí óc.

Nhà cửa hòm hòm, mình khôi phục lại cái xưởng cơ khí con con, không bằng quy mô hồi ở nhà cũ nhưng đủ để sửa xe máy, xe đạp, làm mộc… Từ đó cứ có thời gian rỗi là say mê sửa chữa. Mình hạn chế lên mạng xã hội hơn trước, mà giành thời gian đọc sách, dịch sách, giải trí thì xem phim, dạy con học cũng là một việc thú vị.

Mình có rất nhiều bạn Facebook, và để ý cả nhiều người chưa phải là bạn Facebook, làm việc văn phòng, hoặc buôn bán… thời gian rỗi nhiều, nhưng chưa biết cách làm cho bản thân trở nên bận rộn. Chính vì vậy, tâm trí vọng động, thậm chí sân hận, gây sự chỗ nọ, cà khịa chỗ kia… toàn chuyện vô bổ, chỉ tổ gây thù chuốc oán mà chẳng giải quyết được vấn đề gì.

Sau khi viết bài này xong, mình lại phải đi làm việc tiếp. Nhân tiện, bác nào nhà ở Hà Nội và khu vực lân cận có xe đạp, máy tính cũ hỏng thì cho xin về. Chúng ta sẽ làm một việc rất có ích, là phục hồi chúng, và gửi về nhiều vùng quê, các cháu còn rất thiếu thốn. Xin chân thành cảm tạ!

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây

No comments:

Post a Comment