Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Wednesday, July 15, 2015

Đỗ xe sai luật

Rất nhiều điểm trông xe chỉ được cấp phép trông giữ xe máy, nhưng ô tô đến thì họ vẫn nhận. Công an Phường Quận đi càn một loạt phạt vỡ mặt mới ngã ngửa ra, hóa ra tiền vừa trả cho ông trông xe máy, là tiền trông, chứ không phải là mua chỗ đỗ.

Cổng công viên Nghĩa Đô là một trong những điểm như thế.

Hôm trước chở con đi ăn kem Kiwi ở phố LTK, Hà Nội thì lại gặp cái biển của hàng kem: “Để xe trên vỉa hè là điểm gửi xe của Phường, quý khách thông cảm.” – có nghĩa là ô tô ma tích phải trả tiền, cứ để xe trên cả quãng hè đó không có ngoại lệ. Nếu không trả tiền thì cãi nhau với người trông xe do Ủy ban Nhân dân Phường cử ra, còn nếu không muốn mất tiền thì đem đi chỗ khác để đâu thì để. Mà cái “chỗ khác” đó bét ra cũng vài trăm mét đến cả cây số.

Trước mình đi cái xe máy “phân phối nhớn” nói thẳng ra là để ngoài đường cả năm, mong trộm nó dắt nó cũng chẳng bao giờ dắt cho – nghĩa là không bao giờ có nhu cầu gửi xe. Nếu đi cái xe đó đến ăn kem mà không muốn gửi thì cũng không được để xe trên hè.

Đó là một trong những điển hình của cơ chế “xin cho,” bị Nhà nước giao cho quản lý vỉa hè thì biến nó thành đặc quyền để tạo nguồn thu.

Đó mới là chuyện xe máy, ô tô thì mặc nhiên phải mua chỗ đỗ, không phải nghĩ, còn nếu không thì đối đầu với chuyện bị phạt như chơi. Ở Hà Nội thì có kiểu áp dụng luật là chỉ được đỗ ô tô chỗ có biển cho phép đỗ, còn những chỗ không có biển, mặc dù không có biển cấm mà đỗ, vẫn vi phạm pháp luật. Nếu lái xe cãi, họ sẽ dẫn ra một văn bản mù mờ ở đâu đó của Thành phố quy định những tuyến phố không được đỗ mặc dù không có biển cấm. Cái này gọi là “luật con đè lên luật bố,” đã thế lại mù mờ, loại văn bản như thế thường không được phổ biến rộng rãi tạo điều kiện để chính quyền “vặt” dân. Nghĩa là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói, “được làm tất cả những gì pháp luật không cấm” không có xi-nhê gì với chính quyền Hà Nội.

Về đoạn này, quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP  “dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe;” thường bị áp dụng như một cái bẫy, những con đường dài dằng dặc vài cây số, lái xe muốn đỗ ở đầu đường không thể biết hoặc cũng không nhớ được cuối con đường đó có quy hoạch nơi dừng xe đỗ xe hay không. Đáng tiếc là ngay cả chính quyền cũng áp dụng linh tinh vụ này, nghĩa là điểm đỗ xe được quy hoạch ở một tuyến phố khác, họ vẫn lôi vào để lý luận.

Nếu là Tây, thì họ sẽ vừa có biển cấm đỗ, vừa có biển chỉ dẫn là đi bao nhiêu mét nữa, rẽ phải hay trái sẽ có điểm đỗ xe. Làm như vậy thì lái xe cũng khỏi cãi được. Việt Nam thì càng mù mờ, chính quyền càng thích.

Sáng nay đi xe đạp loăng quăng thấy Công an Quận phạt một loạt xe ô tô đỗ sai luật. Chú công an trẻ măng cứ hoạnh họe: “Ai là chủ xe ấy nhể?” “Tôi!” “Giấy tờ xe của anh đâu?” “Đây.” “Bằng lái xe của anh đâu?” và cứ thế móc vào lỗi không có bằng lái của anh kia.

Công an có quyền kiểm tra giấy đăng ký để xem xe có phải có nguồn gốc phạm pháp hay không, nếu không vi phạm, về nguyên tắc phải trả lại giấy tờ, vì giữ nó là vi phạm quyền sở hữu của công dân, tức là lĩnh vực luật dân sự. Còn xử lý lỗi dừng đỗ, thì cái xe đó là đang “không lưu thông” – đối tượng nhắm tới để xử phạt trước hết là chủ xe, chứ không phải là người điều khiển. Thế nếu ông ta thuê người dùng xe cần cẩu cẩu nó (cái ô tô) ra đặt ở đó thì sao? Nhìn chú công an hoạnh họe chủ xe về lỗi “điều khiển phương tiện không có giấy phép lái xe phù hợp” mà thương cho cả hai vì thiếu hiểu biết pháp luật. Việc quy kết cho ông ấy lỗi đó, gọi là việc “xác định lỗi bằng suy đoán,” nghĩa là ông chủ xe không thể mang ra đó để được nếu không lái nó ra đó, mà đã lái nó lại không có bằng lái xe, thì vi phạm tiếp lỗi điều khiển xe không có bằng lái…

Cứ như thế này thì đừng hỏi bao giờ hóa rồng…

Hình ảnh trong bài chỉ có tính chất minh họa.


Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây  

No comments:

Post a Comment