Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, May 7, 2015

Anh thợ làm bánh

Nguyễn Vũ Hoàng Anh,
"Ai đồ" của
Bôn Ba Nhi Bá
Trên tivi có phóng sự về một chàng thanh niên rất trẻ, đẹp trai và là một thợ làm bánh rất giỏi. Cậu ta kể về việc chọn nghề học làm bánh ngọt, rồi những say mê về nghề nghiệp… Kể về chiếc bánh cao một mét tám, khi làm nó phải huy động rất nhiều người, nhất là người nhà anh chị bố mẹ gì đó.  Lại kể có mấy trăm người đến học nghề làm bánh.

Một chàng thanh niên thực sự say mê với nghề nghiệp và có lẽ, đã đạt đến đỉnh cao của nghề mình chọn. Các cụ bảo “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” cấm có sai. Gọi ông con Bôn Ba Nhi Bá ra xem, và nói chuyện với việc chọn nghề nghiệp và cái sự say mê của chàng trai đó.

“Anh ấy bao nhiêu tuổi hả ba?” “Ba không rõ, nhưng chắc là trẻ thôi, chỉ khoảng 20 tuổi gì đó. Con thấy không, anh ấy làm bánh rất giỏi, và rất thành công.” “Vâng, giỏi nhỉ ba nhỉ!” “Có nhiều lần con nói, lúc thì thích làm nghề này, lúc thì làm nghề khác… tất cả những công việc đó đều là tốt cả. Thậm chí, có những người ba biết, vì tận tâm với nghề, nên có thể làm được vài nghề mà nghề nào cũng giỏi.” “Nghề nào cũng tốt ba nhỉ…” “Đúng thế, nghề nào cũng tốt, miễn là mình đạt tới độ tinh thông, nghĩa là giỏi ấy con ạ. Suy cho cùng, cứ nghề nào làm ra được những thứ có ích cho cuộc đời, thì đều tốt cả. Sau này đến khi con chọn nghề, ba mẹ cũng sẽ hướng dẫn cho con, nhưng một khi con đã chọn nghề theo ý thích, ba mẹ sẽ ủng hộ con để con học thật giỏi nghề đó. Khi mình đã làm được những sản phẩm có ích, thì dù sản phẩm ấy nhỏ bé hay to lớn đều có giá trị như nhau con ạ. Thế giới cần có tầu vũ trụ thì xã hội cũng cần có bánh ngọt.”

Cậu cả suy nghĩ, và có lẽ nhiều cái trong đầu cậu ta bắt đầu đảo lộn như mớ bột trộn với trứng của anh thợ làm bánh. Có thể những ước mơ vĩ đại làm phi công vũ trụ hay làm nhà thiết kế xe hơi, sẽ được thay thế bằng những ước mơ khác. Không sao cả.

“Nhắc đến giá trị, ba muốn kể cho con nghe một chuyện. Bất kỳ ai có lao động đều có thể tạo ra sản phẩm có giá trị, tức là có ích. Nhà thơ làm thơ, nhạc sỹ sáng tác bài hát, và người diễn viên, người ca sỹ đem đến cho người nghe, người xem những tác phẩm đó, tức là đem lại những niềm vui cho người khác. Có một bác ca sỹ ở trên chương trình ti vi tháo chiếc nhẫn kim cương đeo ở tay ra, vẫy vẫy để người khác đến với mình. Thế mới buồn cười chứ!” “Tại sao lại thế hả ba?” “Thì đó là hành động vui vui thôi, không có ý nghĩa gì cả. Nhưng nếu nói chuyện anh thợ làm bánh ngọt, con sẽ thấy anh ấy có những điều hấp dẫn khác, như anh ấy yêu nghề, làm được những chiếc bánh ngon và đẹp, và đem lại niềm vui cho người khác mà không cần bất cứ viên kim cương hàng tỉ đồng nào cả. Còn một khi đã không yêu quý nhau, thì có mà cả vốc kim cương cũng không hấp dẫn được người khác, cũng không mua được sự yêu quý và lòng kính trọng của người khác đâu con.” “Ơ thế bác ca sỹ ấy là ai hả ba?” “Là bác ca sỹ Đ.V.H.” “À, con biết bác ấy rồi.” “Ừ, nổi tiếng lắm con ạ, nhiều người hâm mộ lắm.” “Thế bác ấy vẫy nhẫn kim cương thì tốt hay là xấu hả ba?” “Ba không nói tốt hay xấu, vì cá nhân ba thấy việc đó cũng bình thường thôi, không có gì đáng chê trách cả, nhưng chắc chắn ba tin rằng sau khi xem đoạn phim về anh làm bánh, như con có nhẫn kim cương con cũng sẽ không đem ra vẫy bạn ở lớp: Bạn ơi, bạn yêu tớ đi! Chúng ta không hành động như vậy con nhỉ!” “Vâng, đúng thế ba ạ.”

Chuyện lâu rồi, quên bẵng đi rồi, tự dưng tối qua lúc ăn cơm, nhớ lại và hỏi Nhi Bá: “Này hôm trước ba với con nói chuyện gì mà có cả nhẫn kim cương của bác ca sỹ Đ.V.H ấy nhỉ con nhỉ?” Ông con đang lấy bát đũa, dọn mâm ăn cơm, nói: “Ba gọi con ra xem anh thợ làm bánh, rồi nói chuyện vẫy cái nhẫn…” “À, thế thì ba nhớ ra rồi. À, về chuyện đó trên mạng internet nhiều người chê bác ca sỹ là thiếu văn hóa, vậy con có biết “văn hóa” là gì không?” Cậu trả lời ngay: “Là văn minh ạ.”

Mình cười, bảo: “Về từ ngữ, chữ “văn” là trong “văn minh”; chữ “hóa” trong “hàng hóa”; dùng để chỉ những sản phẩm do con người làm ra. Như thế cái bánh ngọt cũng là văn hóa. Về sau người ta hiểu rằng văn hóa là những cái gì đó không sờ vào được như bài thơ, bài hát, bản nhạc, bức tranh, điệu múa… và cách cư xử của con người nữa. Như con hiểu đã bắt đầu đúng rồi, chúng ta học hành để có được cách cư xử của người văn minh, con nhỉ?” Cậu cả cười, mắt đen láy, rất yêu.

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment