Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Saturday, September 21, 2013

Người khôn, người dại…


"Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau" - Tục ngữ Việt Nam

Đi đến trường mẫu giáo đón con rồi cho nó chơi ở sân một lúc. Một bà cũng đi đón cháu, mắng xơi xơi thằng bé đang khóc sụt sịt: “Bánh kẹo liên hoan thì phải xông vào mà ăn chứ, sao lại để chúng nó tranh hết như thế?”. Thấy mình nhìn nhìn, bà ta phân bua: “Cháu nó dại lắm bác ạ, đúng là “khôn nhà dại chợ”!”.

Bí thư một tỉnh miền núi phía Bắc nọ nổi tiếng “nịnh trên đạp (nạt) dưới”, “khôn nhà, khôn cả chợ”, “ăn uống” từng khoản từ bé đến to, về hưu mười mấy năm nay chuyển biệt vào tận Miền Trung, các lễ lạt của tỉnh người ta đều mời cả, nhưng không bao giờ dám ló mặt, vì cả tỉnh dân chúng người ta chửi réo rắt suốt từ khi tại vị đến tận bây giờ. Chẳng biết lúc chết đưa ma được mấy người hay chỉ có “Ban hiếu hỉ” của Nhà nước theo đúng quy định.

Cơ quan nọ lại có ông bác hiền lành như cục đất, chẳng tranh cạnh với ai bao giờ, cũng chẳng biết vòi vĩnh gì khi giữ chức vụ. Cũng có lời trách ra tiếng vào rằng ông không biết giành quyền lợi cho Phòng. Cũng có những xì xèo rằng ông không tham nhũng được gì lo cho con cái, để con cái tự lo, tự phấn đấu. Nhưng nay con cái ông ấy trưởng thành hết cả, đều có học hàm, địa vị, sống được bằng kiến thức của bản thân. Đến khi chết ông vẫn nghèo nghèo như thế, nhưng bất ngờ người đến tiễn đưa ông chật cả khu phố. Ông “dại nhà, dại cả chợ” hóa ra lại có quá nhiều người thương mến.

Có những bài học, mà nhiều người đến chết vẫn không học được.

Tết Trung thu đến là dịp với những người thị dân Hà Nội của thế kỷ 21 lại bàn nhau đến chuyện “xếp hàng hay không xếp hàng” để mua bánh ở một cửa hàng trên phố Thụy Khuê. Người ta thèm cái thứ bánh “đậm đà bản sắc văn hóa Hà Nội” ấy đến mức, nhiều khi cư xử chẳng còn tí văn hóa nào với nhau. Hôm nay đọc trên mạng thấy đỉnh điểm của câu chuyện là một bà ngót 70 tuổi bán hàng tạp hóa đến gần tháng nay không làm ăn gì được va chạm với một anh thanh niên, mà họ tụt quần chìa “hàng mẫu cho không” vào mặt nhau. Bàn ra tán vào đọc chán trên mạng rồi, tự dưng nhớ lại những lúc xếp hàng ở nước ngoài.

Ở tận xứ Tây ấy, chuyện xếp hàng là đương nhiên, cái gì cũng xếp hàng, đơn giản là công bằng được sắp xếp một cách tự nhiên, ai đến trước, đứng trước và mua trước. Và cũng chính thế lại tạo cơ hội cho những người có văn hóa thể hiện cái văn hóa của mình: người vội đề nghị những người đến trước, cho mua trước, và những người kia, lịch sự đồng ý, hai bên vui vẻ cả. Họ xếp hàng một cách nhẫn nại và rõ ràng, có chuẩn bị trước, bằng chứng là có rất nhiều người trong số họ đã mang theo sách để đọc, hoặc đứng đọc sách trong điện thoại. Lặng lẽ, không ồn ào.

Thôi không bàn chuyện xếp hàng của người Nhật lúc hậu sóng thần nữa, ngẫm đến ta, ngượng thấy bà nội. Sao mà cái lòng tự trọng của họ nó cao thế!

Người Việt Nam ta thỉnh thoảng cũng xếp hàng, nhưng họ đã mang sẵn trong mình cái hậm hực, cái thèm muốn tranh cướp, không muốn bị thua thiệt, và rõ ràng, không muốn tỏ ra là “dại chợ” nên sểnh ra một cái, là chen ngang. Đồng thời người khác cũng luôn luôn đề cao cảnh giác, thấy thằng chen ngang là gây sự ngay. Chuyện xô xát đã là bình thường, vì người ta đã trang bị sẵn cho bản thân cái tâm lý “chuẩn bị đi chiến đấu” khi xếp hàng.

Quay lại chuyện bà tạp hóa – nhìn dòng người rồng rắn cả tháng trước cửa nhà mình, cũng khó chịu chứ, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, 20 ngày trong tổng số 365 ngày của một năm người ta “gặt hái” còn mình thì “thu hoạch” 345 ngày còn lại, cũng là một lẽ công bằng. Còn cái kiểu lý luận “20 ngày người ta thu tiền tỉ” còn mình thì “345 ngày dưa cà mắm muối” – có lẽ nên đi so sánh với Bill Gates thì hơn, sao ông ấy giàu thế còn mình thì nghèo rớt mùng tơi – kiểu lý luận lẩm cẩm. Mỗi người một số phận, cả về chuyện giàu nghèo, đừng than thân trách phận làm gì.

Con cừu mà ăn cái bánh nướng ngon, “văn hóa truyền thống Hà Nội” thì vẫn cứ là con cừu. Còn con người thì dù có không được ăn cái bánh nướng ngon đó, hoặc cái bánh thường thường thôi, nhưng có tình người trong đó, thì thường thường cũng thành ngon.

Suy cho cùng, ngon hay không, là do mình có biết thế nào là ngon hay không mà thôi.

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment