Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tuesday, July 10, 2012

Giặc Ân ở đâu ra?


Hồi nhỏ đọc truyện Thánh Gióng, thấy giặc Ân tàn ác lắm. Rồi có người anh hùng bé tí nhưng đã máu lửa, ăn bao nhiêu là cơm với cà muối, xin con ngựa và gậy sắt, nhảy ra oánh cho một trận thất điên bát đảo. Nôm na thế.

Giáo sư Trần Văn Giàu viết
Sách Đại Việt sử kí toàn thư (ngoại kỉ, quyển 1, tờ 3b và 4a), dựa vào sách Lĩnh Nam chích quái, tóm lược chuyện Phù Đổng Thiên Vương như sau : “Đời Hùng Vương thứ sáu, Ở làng Phù Đổng, bộ Vũ Ninh (nay thuộc Bắc Ninh - NKT), có nhà giàu nọ, sinh được một đứa con trai. Đứa trẻ ấy, mãi đến năm hơn ba tuổi, tuy ăn uống béo tốt, nhưng lại không biết nói cười. Bấy giờ gặp lúc trong nước có tin nguy cấp, Nhà vua bèn sai Thiên sứ đi tìm người có thể đánh được giặc. Đúng ngày hôm ấy, đứa trẻ bỗng dưng nói được. Nó nhờ mẹ ra mời Thiên sứ vào rồi nói rằng : - Xin cho tôi một thanh gươm, một con ngựa. Vua không phải lo gì nữa. Vua liền ban cho gươm và ngựa. Đứa trẻ liền phi ngựa, vung gươm tiến lên. Quan quân theo sau. Giặc bị đánh tan ở núi Vũ Ninh (núi này, nay thuộc đất Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh - NKT). Chúng sợ, quay giáo đánh lẫn nhau, chết nhiều lắm. Bọn sống sót thì cúi rạp xuống mà lạy, rồi cùng tôn đứa trẻ ấy là Thiên tướng và đến xin hàng. Đứa trẻ phi ngựa lên trời mà đi. Vua liền sai sửa sang chỗ vườn nhà của đứa trẻ để lập đền thờ, luôn năm cúng tế. Sau, vua Lý Thái Tổ (làm vua từ năm 1010 đến năm 1028 - NKT) phong làm Xung Thiên Thần Vương”. 
Lời bàn (Của giáo sư Trần Văn Giàu trong Việt sử giai thoại):
Chuyện dân gian hẳn nhiên không phải là lịch sử, nhưng, bất cứ chuyện dân gian nào cũng đều phản ánh một cái lõi có thật nào đấy của lịch sử. Cái lõi có thật ấy, có thể chính là bản thân sự kiện hoặc nhân vật, nhưng có khi chỉ là một ý nguyện chân thành, gởi gắm qua cách nhìn nhận một sự kiện hoặc một nhân vật lịch sử nào đó. Không ai tin rằng một đứa trẻ lên ba lại có thể cưỡi ngựa vung gươm, dẫn đầu quan quân ra trận và đánh tan lũ giặc hung tàn, nhưng bất cứ ai cũng đều tin rằng, hễ có giặc thì hết thảy già trẻ gái trai nước Việt đều hăm hở ra chiến trường. Chí lớn và tài cao chẳng phải lúc nào cũng đi đôi với tuổi tác. Thắng trận rồi, đứa trẻ lẳng lặng bay lên trời, không bàn tâm suy tính công lao, chẳng băn khoăn gì về sự ân thưởng. Mới hay, lòng dân muôn đời vẫn vậy, bình thản lo đại nghĩa một cách vô tư. Người có công tạo lập và gìn giữ thái bình chẳng hề đòi hỏi bất cứ một điều gì cho riêng mình cả. Từ Lý Thái Tổ trở đi, các vua nối nhau đều phong thần cho đứa trẻ quê ở Phù Đổng. Chính hương khói của việc thờ phụng này đã góp phần không nhỏ vào việc tạo ra khí phách hiên ngang và sự vô tư lạ kì cho lớp lớp những thế hệ trẻ, vì nước quên than, vì dân quên mình. Kính thay!

Nay ở trên mạng có bác thắc mắc là cái bọn giặc Ân ấy nó ở đâu ra, kể cũng hay! 
-Giặc Ân là giặc nào? Bên Tàu xửa xưa có nhà Ân ở vế phía bắc sông Hoàng Hà, quá xa đối với nước Văn Lang ta. Ở bên xứ Khựa có một đền Thánh Gióng ở trấn Võ Ninh, cũng có tích y như bên ta, oánh giặc Ân. Sao thế nhỉ?

Xứ Việt ta từ ngàn xưa, chẳng ai thống kê hết có bao nhiêu thứ giặc. Kể cũng phải, vị trí thuận lợi quá đi mất, như cái nhà mặt phố ở ngã tư Sở. Ai đi qua cũng dòm vào. Mở cửa hàng thì hút khách. Hút khách đông như cháo thí ắt có kẻ ghen ghét mà tính chuyện phá phách.

Quay lại với lịch sử. Lịch sử Việt Nam có một phần gắn với sử Trung Quốc, và ngược lại, sử Trung Quốc có một phần gắn với lịch sử Việt Nam. Tích mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nhưng “tác giả” của cái bọc ấy, Lạc Long Quân nếu tra gúc-gồ thì Lạc Long Quân phát tích ở phía nam hồ Động Đình (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc). Bản thân ngay khi xem wiki tiếng Việt về trống đồng cũng thấy trống đồng được các nhà khảo cổ học tìm thấy lung tung cả ở Lưỡng Quảng, nhiều nhất là ở Đông Sơn, Thanh Hóa, nhưng ở Quảng Tây cũng có đến 3 chục cái. Kỳ lạ, là nơi đóng đô của Vua Hùng (Việt Trì, Phú Thọ) lại chẳng đào được cái nào. Lên Phú Thọ thấy biểu tượng chim lạc, rồi trống đồng nhan nhản, chẳng ngượng lắm ru?

Vậy Âu Lạc (Âu Việt và Lạc Việt) có lãnh thổ từ nam hồ động đình vào đến tận Nghệ An ngày nay. Trải qua bao lần loạn lạc, đánh nhau, giặc giã… thì dân cư Âu Lạc mới bị người Hoa Hạ đẩy dần xuống phương Nam như ngày nay.

Một trong những điều minh chứng rõ nhất của việc nước Việt là của người Việt là ở chỗ: người Việt định cư trên vùng có nhiều sông ngòi chằng chịt, nên không gọi Tổ quốc là quốc, mà gọi là NƯỚC. Tôi đi nước ngoài, mai tôi về nước; tôi yêu tiếng nước tôi….

Người Việt Nam không thể bị đồng hóa là như thế, dù bọn nào và muốn đến mấy chăng nữa. Dù 80% ngôn ngữ của tao gốc của chúng mày, nhưng sau 1000 năm vẫn là từ Hán Việt. Bướng ra bướng!

Về cái thời xa xưa đó, Trung Quốc cũng lờ mờ về lịch sử, chẳng cứ gì ta. Nghiêu truyền ngôi cho Thuấn, rồi Thuấn truyền ngôi cho Vũ… mỗi ông sống có đến trăm rưởi hai trăm năm, chẳng lờ mờ sao?

Nôm na rằng, cũng giống như Hùng Vương của ta, cũng là mấy ông tù trưởng của thị tộc, bộ lạc. Nay gọi là vua, nhưng lãnh thổ bé tí ấy mà.

Ân hay là Thương, một nhà trong sử Trung Quốc từ thế kỷ 14 đến 11 trước Công nguyên, chủ yếu là ở đâu đó trong cái tỉnh Hà Nam thuộc Trung Nguyên, không phải là thuộc Hà Nam Ninh (cũ) nhà ta đâu. Cách đây hơn trăm năm người ta đào được nhiều di vật, di chỉ ở An Dương (Hà Nam) thuộc về đời nhà Ân và Thương.

Nguyễn Hiến Lê viết Theo Từ Hải và các bộ sử cũ thì nhà Thương bắt đầu từ khoảng 1766 trước công nguyên và chấm dứt năm 1122 trước công nguyên. Nhưng theo Eberhard (sách đã dẫn) thì những niên đại đã được ghi nhận là sai. Nhà Hạ chỉ dài khoảng 300 năm từ 1800 đến 1500 trước công nguyên (phỏng chừng) chứ không phải từ 2201đến 1760 trước công nguyên, và nhà Thương bắt đầu từ khoảng 1450, chấm dứt khoảng 1050 trước công nguyên

Như vậy từ nhà Thương đến nhà ta khoảng 3000 năm.

Nguyễn Hiến Lê viết tiếp
 Chúng ta chỉ biết đại khái rằng vua Thành Thang khi diệt vua Kiệt rồi, khai sáng nhà Thương, quy tụ được nhiều bộ lạc và đất đai nhà Thương gồm các tỉnh Sơn Tây, Sơn Đông, Hà Bắc, Hà Nam ngày nay. Kinh đô mới đầu ở đất Bạc, sau bị các dân tộc du mục ở phía Tây lấn, phải dời chỗ bảy lần, lần cuối cùng tới Ân Khư (khư nghĩa là đồi) ở phía Đông, gần An Dương, đổi quốc hiệu là Ân, và thời đó phải chiến đấu rất thường xuyên với các bộ lạc chung quanh

Hỏi Wiki tiếng Việt thì Hùng Chiêu hay Tiết Liêu hay còn gọi là Lang Liêu vốn nổi tiếng với món bánh chưng bánh dày, được truyền ngôi trở thành Hùng Vương đời thứ bảy, tại ngôi từ 1631 – 1431 trước công nguyên. Vậy thì bố của ông ta, Hùng Vương đệ lục cứ cho là trước đó 4, 5 chục năm, thì so với cái anh nhà Ân trên đây cũng là đúng tầm.

Hỏi anh gúc-gồ mép thì từ Trịnh Châu (thủ phủ tỉnh Hà Nam) đến Trường Sa (thủ phủ tỉnh Hồ Nam) đường bộ khoảng 860 km. Không quá khó để giặc Ân tràn xuống đánh dân cư của cụ Lạc Long Quân. Ngày nay chạy ô tô tầm 1 ngày đường cao tốc, hồi đó kéo cả đạo quân một tháng, hai tháng, nửa năm một năm rồi cũng tới nơi.

Nhà Thương trong lịch sử
Trung Quốc
 
Cũng không nhất thiết Thánh Gióng phải ở sân bay Nội Bài, núi Sóc Sơn bay lên giời, mà ở đâu đó giữa thủ đô Hà Nội to vật vã của chúng ta với cái hồ Động Đình trứ danh kia.

Như thế có thể nói địa bàn chiến trường của Đức Thánh Tản dễ thường cũng to ra phết. Ai cũng thừa biết đó là câu chuyện hoang đường. Đức Thánh Tản có thể không chỉ là một người, mà là cả một đạo quân, có không chỉ một mà vài đến nhiều chiến tướng, đã lập công trạng hiển hách chống cái bọn giặc Ân từ phương Bắc tràn xuống.

Một trang sử hào hùng như thế trên địa bàn rộng lớn mà ngày nay đã thuộc về nước khác, cũng chẳng tội gì mà bỏ - và dân cư ở mỗi nơi đều cố kể những câu chuyện tương tự để mà tự hào – như những khảo dị của cụ Nguyễn Đổng Chi vậy. Dân Trung Quốc cũng kể chuyện Thánh Gióng âu cũng là lẽ thường tình.

Vì thế, cần khẳng định rằng - dù ai nói ngả nói nghiêng – thì Thánh Gióng vẫn là người anh hùng của ta, của người Âu Lạc. Dù trước đây làng của Đức Thánh có ở đâu thì cũng kệ!

Lịch sử vẫn đang chờ viết tiếp về những Thánh Gióng mới nện bọn tân giặc Ân trên biển Đông!

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment