Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Wednesday, May 30, 2012

Nếu Giáo sư Ngô Bảo Châu là đại gia



Hôm rồi đi công tác về, anh em ngồi trên xe đường xa, buồn chán nên buôn đủ các thứ chuyện trên giời dưới biển, cuối cùng cũng quay lại đề tài muôn thuở: chị em.

Lần này câu chuyện xoay quanh cô đồ lót.

Bác thì bảo vệ quan điểm ủng hộ cô ta. Dù sao cô ta cũng đang nói thật, thẳng thắn phơi bày thực trạng của giới sâu-bít của ta. Mà suy cho cùng, so với những cô hiện nay vẫn đang kiếm thêm bằng cách “đi khách”, cô đồ lót vẫn còn tử tế chán.

Bác khác thì chê ỏng che eo, nào là chân dài thì óc ngắn. Cũng chỉ có những người thiếu tự trọng mới sống bám như vậy. Chúng ta vẫn đang ở trong thời đại xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN, nên vẫn cần xây dựng những “con người mới XHCN”. Cô đồ lót không thể là con người mới XHCN được. Xét từ khía cạnh nào đó, những gì cô ta cống hiến cho xã hội mới chỉ là những xì-căng-đan, còn thì những gì cô ta được hưởng không xứng đáng với những gì cô ta đã làm cho xã hội… đại để thế.

Anh em cười ngả nghiêng. Ngọc Trinh có đạt tiêu chuẩn “Con người mới xã hội chủ nghĩa” hay không? Một câu hỏi thú vị. Với những bức ảnh của cô ta ở trên mạng làm mát mắt anh em, thì quá xứng đáng đạt tiêu chuẩn đó. Những cống hiến của cô đồ lót không hề nhỏ. Lao động là vinh quang, cô ta trước mắt là có hình thể, cơ thể tuyệt mỹ, thì cứ để cô ta cống hiến theo hướng đó.

Đột nhiên có một ý kiến, ừ thì đành rằng nàng rất thật thà, và phát biểu không ngớ ngẩn lắm, nhưng rõ ràng là hình như không có ông nào kiểu như ông giáo sư Ngô Bảo Châu dính vào các cô chân dài, hay nói cách khác, không thấy ai nói đến mối quan hệ “chân dài – giáo sư”. Hê hê, hay nhỉ!

Ý kiến khác viện dẫn nhời bác Lại Văn Sâm: “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”: cô đồ lót như thế thì phải tìm anh nào tâm hồn, tư duy… cũng… đồ lót nốt, nôm na cùng thuộc giới… đồ lót. Còn về anh Giáo sư, anh ấy là ê-lít của xã hội, xét về triết học mà nói thì giới ê-lít của xã hội phải thuộc về… thượng tầng kiến trúc của xã hội. Toán cao cấp cơ mà. Anh ấy dính vào cô đồ lót làm khỉ gì, để đo xem khoảng cách giữa “hai mảnh của bộ bi-ki-ni” thế nào là vừa chăng? Hay ngày ngày tính toán các tỷ lệ vàng trên cái cơ thể ngọc ngà đang lấy đi của anh em hàng ca nước dãi? Nếu anh giáo sư nhà ta mà đâm đầu vào bao cái cô đồ lót đó, không biết chừng anh ấy sẽ bị tẩu hỏa nhập ma vì những vụ “cạp đất mà ăn” chứ chẳng chơi. Mà nhà khoa học, nhiều khi người ta quên ăn uống, cũng là chuyện bình thường. Biết đâu cô đồ lót, vốn tự nhận là gái ngoan, lại chăm sóc anh giáo sư hết mình, như bóc mì gói, đổ nước sôi…

Mà này, xin lỗi! Lương anh Giáo sư ở Mẽo được có 300.000 đô-la một năm, quy ra tiền của ta đâu như già 6 tỉ. Mức lương đó, sức mấy anh giáo sư có thể lo được cho cô đồ lót với cái đống trang sức xung quanh cô ta như thế! Giải thưởng field may ra mua được cái ví đầm. Hóa ra, nếu quy ra đô và so với ví đầm thì giải thưởng khoa học thật là rẻ rúng.

Chân dài – Giáo sư” vẫn là một mệnh đề xa vời là thế.

No comments:

Post a Comment