Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, March 8, 2012

Thiên chức gì phụ nữ thế giới không có?

Hôm nay ngày Quốc tế phụ nữ 8.3, ngay đầu buổi sáng “lên mạng” đã gặp ngay một cái tít ngộ nghĩnh: “Hai thiên chức quan trọng của phụ nữ Việt Nam”. Ô, hay chưa – bình loạn đê, các bác!

Hèm hèm, thế nào nhể, đọc từ đầu đến cuối bài, không thấy có cái thiên chức gì mới: Thiên chức một, làm Vợ. Thiên chức hai: làm Mẹ. Chấm hết.

Hóa ra, đây là hai thiên chức mà chắc, với phụ nữ thế giới là không quan trọng. Hoặc tạo hóa cho họ những thiên chức khác quan trọng hơn, mà phụ nữ Việt Nam không có. Hoặc, họ bằng cách nào đó, gỡ bỏ hoặc điều chỉnh, giảm tính quan trọng của hai thiên chức đó đi rồi.

Đọc một đoạn, à, hóa ra tác giả lập luận thế này: 
Thực trạng nhiều nước phát triển trên thế giới đã và đang xuất hiện nguy cơ: Phụ nữ đến tuổi trưởng thành chỉ thích kết bạn, không chịu kết hôn. Nếu kết hôn thì không chịu sinh con. Nếu sinh con thì rất ngại chăm con và không muốn nuôi con bằng sữa mẹ.vv…Đây là một xu hướng rất đáng lo ngại mang tính toàn cầu. Rõ ràng khi người phụ nữ sống thực dụng, ích kỷ cho riêng mình, không nghĩ đến trách nhiệm nòi giống, cộng đồng dân tộc thì hậu quả xã hội sẽ khôn lường. Thực trạng này đang đặt ra cho từng người và mọi quốc gia một nhiệm vụ chính trị xã hội rộng lớn là phải quan tâm, giúp đỡ, giáo dục, đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong từng gia đình ra toàn xã hội để mọi người phụ nữ được làm vợ, thích làm mẹ, sinh thành, nuôi dưỡng ra các thế hệ tương lai cho đất nước.

Điều đáng mừng là Phụ nữ Việt Nam có truyền thống cần cù, chịu khó, chịu sinh nở, biết nuôi con, coi đứa con là thành quả chuẩn mực của tình yêu, nghĩa vụ cao cả của gia đình và trách nhiệm cao nhất của xã hội. Chúng ta đời đời biết ơn các thế hệ Phụ nữ Việt Nam đã có công lớn trong sự nghiệp mang nặng, đẻ đau, sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, đạo tạo ra các thế hệ Việt Nam để tiếp tục làm rạng danh non song, đất Việt.

À ra thế, tác giả lập luận rằng may quá, đàn bà Việt Nam chịu khó đẻ đến mức… cần cù, hay cần mẫn, và nữa: “biết” nuôi con. Người ta nói rằng, cứ thiếu cái gì là Việt Nam ta hô khẩu hiệu cái đó. Ra đường nhan nhản những khẩu hiệu “Dừng lại ở hai con để nuôi dậy cho tốt”. Rõ ràng cái vấn đề của ngày hôm nay đang diễn ra trên đất nước của chúng ta là (1) đẻ vẫn nhiều, nằm ngoài ý muốn của người phụ nữ và (2) chất lượng sinh sản vẫn còn “hơi bị thấp”.

Đúng, ở các nước phát triển người phụ nữ ngày càng tự do hơn, họ tự do lựa chọn việc chung sống trước hôn nhân, nếu không hợp thì chia tay, nếu hợp, muốn đi tới có con cái, thì có thể tiến tới hôn nhân được đăng ký trước pháp luật, có thể cách sống này với nước Á Đông như chúng ta là chưa phù hợp, nhưng cần phải thừa nhận điều này là một bước phát triển của bình đẳng giới. Cái gì cũng có hai mặt của nó, chính phủ các nước này đang kêu gọi người dân lập lại sự cân bằng đang nghiêng dần về hướng phá vỡ những giá trị gia đình truyền thống. Nhưng đó là biểu hiện tất yếu của một xã hội phát triển về kinh tế và nhất là về văn hóa. Người phụ nữ còn muốn được hưởng những gì mà nhân loại đang được hưởng, khi mà những cái ràng buộc kiểu gia đình truyền thống không thể đáp ứng được. Thử nhìn ở Việt Nam ta nói riêng, và cả các nước đang phát triển nói chung, trừ một số phụ nữ “tiến bộ”, “phát triển”… còn thì hầu hết đầu tắt mặt tối, nhất là ở nông thôn, lam lũ là chính.

Nói phụ nữ Việt Nam “biết nuôi con” lại là một cái sự buồn cười. Càng ngày, giống nòi của chúng ta càng được cải thiện, nhưng đó là sự cải thiện tự nhiên, chứ chưa có động lực thúc đẩy của kinh tế - xã hội, cứ thử xem giống nòi ở các nước xung quanh chúng ta thôi, thanh niên con cái của họ đã cao ráo đến mức nào? Thanh niên Việt Nam có cao to, may ra chỉ ở những thành phố lớn là chủ yếu, chứ thanh niên ở nông thôn vẫn thấp bé nhẹ cân lắm. Thử lướt một vòng các báo xem tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ con Mỹ hay Châu Âu có bằng trẻ con nhà ta hay không…

Đúng, chúng ta đời đời biết ơn những người đã đẻ ra chúng ta, ấy, thế không có đàn ông thì có đẻ được hay không? Hay tất cả đàn ông đều thực hiện thiên chức xong là “té” mất? Hay không có phụ nữ Việt Nam thì không rạng ranh được non sông đất Việt? Cũng chưa hiểu logic nó nằm ở cái chỗ nào nữa…

Viết như vậy không sợ những người phụ nữ chọn cách sống độc thân, hoặc làm mẹ đơn thân chạnh lòng sao? Quyền cá nhân là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Chỉ có ở những xã hội phát triển người phụ nữ người ta mới có đủ khả năng lựa chọn cách sống đó, chứ ở Việt Nam thì sức mấy!

Mà làm cha mẹ ở ta thì có sướng gì. Cứ thử thức từ 12 giờ đêm ra xếp hàng xin học cho con thì đủ thấy. Hay con ốm mà ba bốn cháu nằm chung một giường…

Ca ngợi gì thì ca ngợi, có ý tưởng thì hẵng ca ngợi, chứ chủ quan, duy ý chí, chính trị hóa khiên cưỡng thì nhiều khi cũng ngô nghê là thế… Lập luận như vậy không khác gì việc ca ngợi sự chậm tiến, lạc hậu của người phụ nữ Việt Nam ta.

No comments:

Post a Comment