Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Saturday, January 7, 2012

Quan hệ Liên Xô – Balan lưu vong trong chiến tranh

PhuongNN
Lược dịch từ pbs.org

Thủ tướng Balan lưu vong
Wladyslaw Sikorski
 
Khi Hồng quân đang chống đỡ những đợt tấn công của phát-xít Đức ở ngoại ô Mátxcơva thì bên trong tường điện Kremli, Xtalin đang phải tìm cách thiết lập quan hệ với người “đồng minh” mới xuất hiện: nước Balan lưu vong.

Dù đất nước bị chiếm đóng bởi người Đức, nhưng chính phủ Ba Lan lưu vong vẫn tồn tại ở London, do Tướng Wladyslaw Sikorski đứng đầu. Hiệp định Ba Lan – Liên Xô vào 30 tháng Bảy năm 1941 được ký, theo đó những người Ba Lan bị bắt giữ trước đó gần một năm sẽ được phóng thích khỏi các nhà tù của Liên Xô, nhưng trên thực tế có hàng ngàn sĩ quan Ba ​​Lan đã mất tích. Trong tháng mười hai năm 1941, Sikorski đã gặp Stalin và hỏi ông về những người trường hợp mất tích đó. Nhà lãnh đạo Liên Xô trả lời, “ân xá tất cả mọi người và do đó, tất cả những người Ba Lan đã được trả tự do” Nếu có bất kỳ trường hợp mất tích nào đó, ông nói dối, là bởi vì họ đã đào tẩu. Hai người lãnh đạo sau đó đã ký một tuyên bố của tình hữu nghị và tương trợ lẫn nhau giữa hai nước: cộng hòa Ba Lan (lưu vong) và Liên Xô.

Nhưng Stalin đã nói dối không chỉ về số phận của những sĩ quan Ba Lan mất tích, (biến mất do hoạt động của NKVD trong tháng 4 năm 1940), ông ta cũng đã nói dối về số phận của gia đình họ. Nhiều người trong số thân nhân của những sỹ quan Ba Lan bị sát hại vẫn còn đang sống ở những nơi như Kazakhstan, nơi họ đã bị tống đến lưu đày bởi NKVD gần hai năm trước đó.

Các sỹ quan Balan bị Đức quốc xã bắt năm 1939
Các nhà lãnh đạo phương Tây thừa biết rằng Xtalin và những thành viên còn lại của Bộ Chính trị Liên Xô gây ra các tội ác với những sỹ quan Balan, nhưng họ cần Hồng quân để tiếp tục chống Đức quốc xã. Vì vậy, các chính trị gia phương Tây đã cố gắng để tiếp tục làm việc với Xtalin, mà vẫn tỏ ra mặt là khó khăn. Tại một cuộc họp tháng mười hai với Anthony Eden, ngoại trưởng Anh, Xtalin đã đề xuất một thỏa thuận bí mật với người Anh. Theo đó, sau chiến tranh, ông ta muốn giữ lại một diện tích lớn lãnh thổ (Liên Xô đã chiếm trước thời điểm chiến tranh Vệ quốc nổ ra năm 1941) – gần như một nửa của nước Ba Lan. Khi Thủ tướng Winston Churchill nghe yêu cầu của Xtalin, ông từ chối thẳng thừng, nói với Eden rằng người Anh đã không bao giờ công nhận lời tuyên bố của Xtalin về chủ quyền với miền đông Balan và nhắc nhở ông (Eden hay Xtalin nhỉ?) rằng Liên Xô đã mua lại lãnh thổ đó đơn giản chỉ bằng “hành vi xâm lược trong thỏa thuận đáng xấu hổ với Hítle".


No comments:

Post a Comment