Rất nhiều người thường là ủng hộ Nga trong cuộc chiến tranh mà Putin đang tiến hành ở Ukraine có câu cửa miệng: “Cuộc chiến tranh do phương Tây uỷ nhiệm để chống Nga.” Vậy nó có phải đúng như vậy hay không? Đầu tiên chúng ta sơ lược về khái niệm “chiến tranh uỷ nhiệm” và ở nguồn dễ thấy nhất: Wikipedia tiếng Việt[1].
Người lang thang cuối cùng (Phúc Lai)
The Last Vagabond's Blog
Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma
Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…
Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…
Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma
Saturday, February 4, 2023
Cuộc chiến tranh của Nga tiến hành ở Ukraine có phải là một cuộc chiến tranh uỷ nhiệm hay không?
Rất nhiều người thường là ủng hộ Nga trong cuộc chiến tranh mà Putin đang tiến hành ở Ukraine có câu cửa miệng: “Cuộc chiến tranh do phương Tây uỷ nhiệm để chống Nga.” Vậy nó có phải đúng như vậy hay không? Đầu tiên chúng ta sơ lược về khái niệm “chiến tranh uỷ nhiệm” và ở nguồn dễ thấy nhất: Wikipedia tiếng Việt[1].
Tuesday, January 31, 2023
Có phải Nga tấn công Ukraine vì “Ukraine muốn gia nhập NATO?”
![]() |
Tổng thống Mỹ G. Bush (trái), tổng thống Liên Xô M. S. Gorbachev (giữa) Ngoại trưởng Hoa Kỳ James Baker (phải). 1989. Ảnh Getty Images |
Một
trong những nguyên nhân của cuộc chiến mà từ cửa miệng người ta hay nói, là
“Nga đánh Ukraine vì Ukraine định vào NATO” hoặc có một cách nói khác: “Nếu Nga
không đánh Ukraine thì Ukraine sẽ vào NATO.” Vậy điều này có gì đúng và có gì
sai? NATO có muốn kết nạp Ukraine không? Tại sao Putin lại sợ việc Ukraine gia
nhập Liên minh châu Âu và xa hơn nữa, trở thành thành viên của NATO?
Wednesday, January 25, 2023
Ukraine mười một tháng chiến tranh: khó khăn chỉ là tạm thời
Tháng thứ mười một của cuộc
chiến tranh Nga – Ukraine dù nặng nề đến mấy rồi cũng qua, nhưng kết cục của nó
có lẽ vẫn chưa ngã ngũ. Tất cả mọi người, dù ở “phe” ủng hộ Nga hay ủng hộ cuộc
đấu tranh bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của người Ukraine đều tập trung
quan tâm vào tình hình Bakhmut và làng vệ tinh của nó: Soledar. Trận đánh “cố đấm
ăn xôi” của Putin với vai trò cụ thể thuộc về Prigozhin và những tên lính đánh
thuê Wagner của lão ta, dường như đã thách thức tâm lý của bất cứ ai quan tâm đến
tình hình.
Friday, December 30, 2022
“Kỷ niệm 100 năm Liên Xô:” thất bại ê chề của Putin
Hồi
tháng Năm năm nay, khi viết bài “Putin và những mốc thời gian” tôi đã nghĩ đến
lúc sẽ ngồi viết bài này, bài về dịp ở đâu đó người ta đã dự định kỷ niệm 100
năm ngày thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết (Liên Xô). Trong
bài đó dù có nhớ, tôi vẫn cố tình “lờ” đi một chi tiết: năm nay 2022 còn là năm
Putin tròn 70 tuổi, vì mỗi khi nhắc đến tôi lại cảm thấy ghê sợ những con người
như thế và thế là chẳng muốn nhắc đến quá nhiều nữa.
Saturday, December 24, 2022
Ukraine mười tháng chiến tranh: lễ Giáng sinh ấm áp
![]() |
Tổng thống Zelensky trao tặng các nhà lập pháp Washington lá cờ Ukraine có chữ ký của quân đội tiền tuyến tại chiến trường Donetsk |
Mốc
đánh dấu mười tháng cuộc chiến tranh của Putin tiến hành ở Ukraine trùng với lễ
Giáng sinh, và khi tôi bắt đầu viết bài này thì tổng thống Ukraine V. Zelensky
đã đặt chân đến Washington D.C được một số giờ. Tháng thứ mười của cuộc chiến
tranh trôi qua tưởng chừng như trầm lắng, nhưng nó không hề yên tĩnh như chúng
ta tưởng...
Sunday, December 4, 2022
Thursday, November 24, 2022
Ukraine – chín tháng của những câu trả lời với lịch sử
Vậy là chúng ta đã trải qua
chín tháng của cuộc chiến tranh mà Putin mang sang nước láng giềng Ukraine. Nói
“trải qua chín tháng” không đơn thuần là sự lo lắng khắc khoải, mà phải nói là
cái sự nó “trải qua đủ các cung bậc cảm xúc” thậm chí có những lúc cảm thấy nhiều
điều hài hước. Tôi còn nhớ trong những ngày đầu của cuộc chiến, khi nó chưa cho
thấy những thiệt hại nhân mạng nặng nề cho cả hai bên, ngay cả tôi cũng chưa
hình dung ra tính khốc liệt, mà vẫn chỉ nghĩ nó như một... chiến dịch quân sự đặc
biệt.
Subscribe to:
Posts (Atom)