Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tủ sách của Phúc Lai

Trong chiến hào Xtalingrát 

Vích-to Nhê-cơ-ra-xốp sinh năm 1911 ở thành phố Ki-ép, trong một gia đình bác sĩ. Sau khi tốt nghiệp khoa kiến trúc của Học viện Kiến thiết và trường diễn viên sân khẩu năm 1936 ở thành phố Ki-ép, Nhê-cơ-ra-xốp đã làm diễn viên và họa sĩ ở nhiều thành phố trong nước. Từ năm 1941, nhà văn tương lai, trung đội trưởng trung đội công binh, đã chiến đấu trên mặt trận chống bọn phát-xít xâm lược, trong cuộc Chiến tranh Ái quốc vĩ đại và đã bị thương nặng. Nhê-cơ-ra-xốp được tặng thưởng huân chương Sao Đỏ và nhiều huy chương. 

Sau khi chiến tranh chấm dứt, Nhê-cơ-ra-xốp đi vào con đường sáng tác văn nghệ. Cuốn “Trong chiến hào Xtalingrát” của ông, xuất bản năm 1946, được tặng Giải thưởng Quốc gia. Nhà văn - chiến sĩ Xê-vô-lốt Vít-snhép-xki, tác giả cuốn “Bi kịch lạc quan” đã viết: Đến nay, tác phẩm đó có giá trị nhất và chính xác nhất viết về những sự kiện ở Xta-lin-gơ-rát. Những năm tiếp sau, Nhê-cơ-ra-xốp đã viết nhiều truyện ngắn về đề tài chiến tranh, truyện vừa Trong thành phố quê hương, Kia-ra Ghê-oóc-ghi-ép-na, truyện phim và bút ký đi đường. 

Hầu hết các tác phẩm của V. Nhê-cơ-ra-xốp đều được dịch ra tiếng các dân tộc ở Liên-xô và tiếng nước ngoài. 

Sau cái chết của Iôxíp Xtalin vào năm 1953, Nhê-cơ-ra-xốp tận dụng làn sóng bất ổn đầu tiên để xuất bản “Trên thành phố quê hương” (1954), một cuốn tiểu thuyết đánh dấu sự rời bỏ chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thời Xtalin trong văn học Xô-viết. Các tác phẩm sau này của ông, đặc biệt là tiểu thuyết “Kira Georgievna” (1961), mang tính chất chống Chủ nghĩa Xtalin rõ rệt. Năm 1959, ông là nhà văn Liên Xô đầu tiên công khai kêu gọi xây dựng tượng đài tại Baby Yar[1]. 

Sau khi Khrútsốp bị lật đổ vào tháng 10 năm 1964, Nhê-cơ-ra-xốp cùng với các trí thức Liên Xô khác phản đối điều mà ông coi là việc chính phủ mới đang từng bước khôi phục “Chủ nghĩa Xtalin.” Ông đã ký nhiều lá thư ngỏ phản đối các chính sách của chính phủ trong năm 1966 – 1973 và bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1973. Năm 1974, ông di cư sang Pháp, nơi ông trở thành phó tổng biên tập của tạp chí di cư “Kontinent.” Trong thời gian sống lưu vong, ông đã viết một cuốn tự truyện, “Báo của một người kỳ dị” (1976), và cuốn tiểu thuyết “Những người ở phía trước” (1978). Năm 1979, sau khi ông tạo ra một số dấu hiệu mỉa mai trong bộ ba tác phẩm của Brêdơnhép, ông bị tước quyền công dân Liên Xô. Năm 1987, V. Nhê-cơ-ra-xốp qua đời tại Paris và được chôn cất tại Nghĩa trang Nga Sainte-Geneviève-des-Bois, ở ngoại ô phía nam Paris. 

Sau đây tôi sẽ xin giới thiệu từng phần một cuốn tiểu thuyết “Trong chiến hào Xtalingrát” của V. Nhê-cơ-ra-xốp.

Phần 1. Chương 1. 



[1] Thảm sát Babyn Jar (tiếng Nga: Бабий Яр, Babiy Yar; tiếng Ukraina: Бабин Яр, Babyn Yar) là cuộc thảm sát của Đức Quốc xã đưa tới cái chết của hơn 33.000 người Do Thái tại hẻm núi Babyn Jar trong khu vực của thủ đô Ukraina, Kiev vào ngày 29 và 30 tháng 9 năm 1941. Tập đoàn quân số 6 dưới sự chỉ huy của Thống chế Walter von Reichenau đã cộng tác chặt chẽ với cơ quan SD (Sicherheitsdienst) trong những vụ giết người Do Thái vào các tháng trước đó, đã giúp đỡ trong việc hoạch định và thực hiện chương trình tiêu diệt.

No comments:

Post a Comment