Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Wednesday, December 27, 2017

“Xe đạp ơi!”

Ông nội của Nhi Bá, Nhi Bôn bị hỏng một chân từ thời còn trẻ, nên không đi bộ được xa. Tuy thế, ông còn đi xe đạp được rất tốt. Năm nay tròn 80 tuổi, ông yếu nhiều nên chỉ đi xe đạp gần gần, 2 đến 3 cây số đổ lại thôi. Ông thường tự sửa xe đạp lấy ở nhà, không nhờ ai, đặc biệt là không nhờ thợ sửa. Mà bây giờ thợ sửa xe đạp cũng cực hiếm, không phải như trước cứ ra đầu đường là có ngay một bác thợ ngồi ngoài vỉa hè rồi.

Monday, December 18, 2017

Xây lâu đài trên cát


Tui hình dung việc nuôi dạy con trẻ nó giống như việc xây một cái nhà. Phần móng nhà, phải được dựa trên hai yếu tố sau làm nền tảng:

1. Thể chất. Sức khỏe quá quan trọng, không có sức khỏe, chẳng thể làm gì được.
2. Đạo đức. Ta có thể gán tất cả các thứ đang được gọi là “kỹ năng sống” vào trong này cũng được. Cách cư xử của các bạn nhỏ với những người xung quanh thì dễ hiểu, nhưng cách sống tự lập, kỹ năng lao động... cũng cho cả vào đây là phù hợp.

Wednesday, December 13, 2017

Điểm “chín rưỡi” thi toán


Mình đã kể chuyện, chỉ đôi tháng trước anh chàng Bôn Ba Nhi Bá của chúng ta, lo lắng, chán chường đủ chuyện, và câu chuyện đã được chép vào thành cái đoạn “Con gà tồ lo lắng” ấy. Nhưng trong câu chuyện ấy, mình đã không kể cả một mảng lớn, vì để dành nó cho chuyện của ngày hôm nay.

Đó là mảng học tập.

Monday, December 11, 2017

Dạy truyện “Chí Phèo” trong chương trình ngữ văn: bỏ hay không bỏ?

Nhân đọc bài “Nên đưa tác phẩm “Chí Phèo” ra khỏi chương trình Ngữ văn 11?” (Vietnamnet) của tác giả Nguyễn Sóng Hiền và cả bài phản biện “Đưa “Chí Phèo” khỏi sách Ngữ văn: Một góc nhìn hớt váng!” của giảng viên Hoàng Anh, nhận thấy đôi điều cần bàn nên tôi cũng xin mạo muội mà tham gia.

Saturday, December 9, 2017

Vụn vặt 58: Đời gập ghềnh lắm

1. Phố nhà mình có gia đình, bố sửa xe đạp mẹ đẩy xe kem. 7 anh em trai, có một chị con gái ở giữa. Lực lượng quá mạnh, thường kéo đi xử lý cả những vụ ở chỗ khác chứ ở phố thì không ai dám đụng. 4 ông thường xuyên vào tù ra tội, riêng ông thứ 6 dùng lê AK đâm chết thằng đánh bạc cùng, đi án chung thân 14 năm thì ra. Ra được vài tháng ném lựu đạn lấy mấy mạng, thôi xong, tử hình rồi. Chuyện cũng đã phải 20 năm.

Monday, December 4, 2017

Tản mạn về “tinh thần quý tộc” thời nay

Có một bác “bạn Phây” (Facebook) của tôi viết: “Ăn một đời, mặc thì hai đời, chơi phải ba đời” (ý là để có được cái cốt cách, ăn mặc, chơi đúng điệu phải có thời gian, có truyền thống) mà chợt nhớ cách đây ít lâu, người ta “chia sẻ” túi bụi trên mạng xã hội một bài blog dịch từ tiếng nước ngoài về cái gọi là “tinh thần quý tộc.” Sự liên tưởng ấy xuất phát từ một câu khác mà tôi đã đọc từ rất lâu ở trong sách vở, và cũng đã gặp nó nhiều lần trong nhiều sách: “gia đình quý tộc lâu đời…”