Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, November 24, 2016

Thế giới sẽ ra sao với ông Trump làm tổng thống Hoa Kỳ?

Một ngày sau cái ngày 8/11 đầy cảm xúc, khi toàn thế giới dõi theo cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ. Và điều ít người ngờ tới đã xảy ra: tỷ phú bất động sản Donald Trump thắng cử, bỏ khá xa người được kỳ vọng, chính trị gia chuyên nghiệp, bà Hilary Clinton.

Bây giờ mọi hồi hộp, lo lắng lẫn vui mừng đã dần lắng xuống, hẳn khắp nơi trên bề mặt trái đất người ta sẽ lại đặt ra câu hỏi, rằng thế giới sẽ ra sao với ông Donald Trump làm Tổng thống Hoa Kỳ? Một vị tỷ phú với đầy những phát ngôn gây choáng váng, những thông tin đời tư đầy rẫy những tì vết, thậm chí đem lại cho ông một hình ảnh thực sự không đẹp đẽ gì cho một người đứng đầu quốc gia?

Trước hết, chúng ta thực sự thấy ấn tượng bởi những phát biểu, cho thấy quan điểm hết sức cứng rắn, đến mức cực đoan của ông Trump trong thời kỳ tranh cử. Sẽ có những hình ảnh gắn liền với ông cho đến khi nào… có hình ảnh khác thay thế, như hình ảnh bức tường khổng lồ trên biên giới Mỹ - Mexico với câu nói bất hủ: “Mexico sẽ phải trả tiền cho bức tường đó!” Không rõ bằng cách nào ông Trump sẽ bắt Mexico phải trả tiền cho “dự án thú vị” này, khi mà Chính phủ Mexico không hề có nguyện vọng phải làm điều đó. Ai có nhà thì người ấy phải giữ chứ!

Những phát ngôn kiểu như vậy (vấn đề người Hồi giáo nhập cư vào Mỹ chẳng hạn) chỉ cho thấy ông Trump thích phát ngôn mạnh mẽ, bỏ qua các quy tắc ứng xử của chính trị gia hay thậm chí một người chuẩn bị bước chân vào giới chính trị. Nhưng phải chăng chính cái “kiểu Trump” này đã đem lại cho ông chiến thắng với tỷ số cách biệt? Người Mỹ có lẽ cần một mẫu Tổng thống mới, gai góc xù xì một chút cũng được, khiếm khuyết thì ai mà chẳng có, hơn là một vị tổng thống không tì vết nhưng lại chính sách chưa thực sự tỏ ra quan tâm đến họ?

Trong suốt hai nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Obama đã làm được nhiều việc, như tìm cách đưa quân đội Mỹ rút khỏi vũng lầy Afghanistan và Iraq, bỏ lệnh cấm vận Cuba và Iran… cũng như thúc đẩy tiến trình đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP.) Tuy nhiên vẫn có ý kiến cho rằng ông Obama “hiền” quá, những gì ông làm chưa đủ, và chưa xứng tầm với địa vị một siêu cường như nước Mỹ.

Trong bối cảnh đó, phải chăng nước Mỹ cần một vị tổng thống mới mạnh mẽ hơn, và “sát sườn” hơn với những nhu cầu thiết yếu của dân chúng nên mới lựa chọn ông Trump.

Trên cương vị Tổng thống, câu hỏi đầu tiên là ông Trump có xây bức tường trên biên giới Mexico hay không. Cá nhân tôi không cho rằng đây là một tuyên bố với nghĩa đen, mà chỉ là một hình ảnh tượng trưng. Nước Mỹ sẽ xiết chặt vấn đề nhập cư từ Mexico và chắc chắn sẽ phải có những biện pháp để Chính phủ hai nước hợp tác với nhau mà thi hành tốt chính sách.

Đối với các đối tác có quan hệ thân mật, như quan hệ với NATO hay một số nước đồng minh truyền thống khác, thái độ của ông Trump cũng rất rõ ràng. Khi ông tuyên bố với những đồng minh Châu Âu và Châu Á của Hoa Kỳ, nếu không có những hành động tích cực hơn để tự bảo vệ, đặc biệt là về chi phí, thì nước Mỹ cũng sẽ không bảo vệ họ nữa, thông điệp quá rõ ràng. Những trường hợp “hành động khó hiểu” như của Tổng thống Philippines Duterte sẽ không thể vừa lòng Trump, có khả năng nước Mỹ sẽ rút khỏi đây, nhưng làm thế nào để đảm bảo lợi ích ở Thái Bình Dương, câu trả lời vẫn còn là ẩn số.

Với khu vực Trung Đông, do chính sách kinh tế năng lượng Hoa Kỳ dưới thời ông Trump sẽ nghiêng về hướng đẩy mạnh sản lượng khai thác dầu khí nội địa, ngành dầu khí đá phiến cũng có thể được hưởng lợi. Do đó nước Mỹ có thể giảm dần sự có mặt tại Trung Đông. Tình hình của Syria sẽ giảm nhiệt, nếu như các nhóm đối lập không còn nhận được sự hỗ trợ “nhiệt tình” của Hoa Kỳ nữa. Điều tương tự có thể sẽ không xảy ra ở Iraq, sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với Chính phủ nước này vẫn được gắn với cuộc chiến chống IS.

Ông Donald Trump lại có quan điểm tương đối khác với quan điểm chung của Phương Tây về tổng thống Syria Bashar al-Assad, và có lẽ ông cũng nhìn nhận các nhóm đối lập ở Syria khá gần gũi với… IS chăng? Chính do vậy mà chúng ta cũng thấy ông Trump và Tổng thống Nga V.Putin có thể chia sẻ được với nhau những cái nhìn tổng thể về một trật tự thế giới mới trong tương lai.

Ngay khi ông Trump đắc cử, Tổng thống Nga Putin đã phát biểu “Nước Nga sẵn sàng làm tất cả để khôi phục một quan hệ đầy đủ với Hoa Kỳ.” Nếu như chiến lược quốc phòng của nước Mỹ gắn với NATO còn có thể thay đổi ghê gớm như trên đây đã đề cập, thì những vấn đề như Ukraine hay Syria, nước Mỹ cũng có thể thay đổi quan điểm. Một khi đã như vậy thì quan hệ Nga – Mỹ có thể thay đổi theo chiều hướng tốt lên (và chỉ có tốt lên hoặc kéo dài tình trạng xấu nhất này thêm một thời gian nữa, chứ khó có thể xấu hơn được.) Tuy nhiên, nếu ông Trump ủng hộ ngành công nghiệp khai thác dầu khí trong nước, cũng như giảm sự quan tâm của nước Mỹ với khu vực Trung Đông, sẽ làm tăng trưởng thị trường này, cả về sản lượng lẫn số lượng nhà cung cấp. Đây là điều không mấy thuận lợi cho nền kinh tế Nga vốn dựa dẫm nhiều vào lĩnh vực khai thác dầu khí.


Cũng bởi chính sách kinh tế thiên về đối nội, nặng tính bảo hộ, chính quyền của ông Trump cũng sẽ phải để mắt tới những nền kinh tế “đáng gờm và đáng ngờ” như Trung Quốc. Tận dụng nước Mỹ bận rộn với bầu cử, Trung Quốc đã có những bước đi đáng kể ra bên ngoài về mặt chiến lược, đặc biệt là ở Biển Đông.

Chúng ta chưa rõ Hoa Kỳ dưới thời ông Trump sẽ có những động thái về chính trị, quân sự, ngoại giao ra sao để bảo vệ quyền lợi của mình ở khu vực trước thái độ và hành động của Trung Quốc, nhưng có một điều chắc chắn xảy ra, là Mỹ sẽ muốn o ép nước này về kinh tế hơn nữa, đặc biệt là bằng các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước.

Trong con mắt của ứng cử viên Donald Trump, Trung Quốc luôn luôn là một thách thức, nay thì ông đã thành Tổng thống, chúng ta hãy chờ xem hành động của ông là gì. Nước Mỹ đã từng có Tổng thống Ronald Reagan không phải chính trị gia, nhưng đã có tác động mạnh đến thế giới trong thời “chiến tranh lạnh” với sự sụp đổ của khối XHCH Đông Âu. Sau hơn 30 năm, liệu lịch sử có bị lặp lại hay không?

Từ góc độ cá nhân, tôi không cho rằng nước Mỹ dưới quyền Tổng thống Trump, sẽ ngay lập tức rút khỏi TPP. Là nhà kinh doanh chuyên nghiệp, ông Trump sẽ còn phải cân nhắc hơn nữa thiệt hơn, nhưng trước mắt trong năm nay TPP sẽ chưa được đưa ra Quốc hội Mỹ phê chuẩn, ít nhất đến khi ông Trump chính thức nhậm chức. Nếu như xem kỹ Hiệp định này, chúng ta sẽ thấy có nhiều điều kiện phi thương mại, như các yêu cầu về môi trường chẳng hạn. Ông Trump cũng có vẻ không quan tâm đến tính cấp thiết của vấn đề này, nên thực sự là TPP ở tình thế bấp bênh…

Chỉ có một điều hình thành rõ nét dần, là thế giới từ nay sẽ có những diện mạo khác lạ của một xu thế mới…

Bài trên Báo Hải Phòng tại đây

Tham gia thảo luận trên Facbook tại đây 

No comments:

Post a Comment