Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, July 9, 2015

Singapore to từng nào?

Cả nhà sắp đi du lịch ở Singapore, hai bạn háo hức, đặc biệt là ông anh. Cả hai bạn, lần đầu tiên được đi ra nước ngoài. Ba mẹ xác định, khi các con còn nhỏ, thì đi đâu cũng là đi, miễn là được đi chơi vui vẻ cùng cả nhà – đi nước ngoài hay nước trong như nhau cả; các con chưa thể nhận thức được rõ ràng cái sự khác nhau, cái hay, cái đẹp của nước khác, hay những cái họ (biết đâu đấy) chưa bằng mình. Đã thế hồi các con còn nhỏ, ngoại ngữ học được chưa nhiều, đi ra nước ngoài cũng phí đi một cơ hội cọ xát, tiếp xúc mà “thực hành tiếng.”

Nói chung là, lúc các con còn nhỏ quá, đi du lịch nước ngoài đem lại nhiều vướng bận, vất vả hơn… dễ ảnh hưởng đến cái vui chung của chuyến đi.

Anh Bôn Ba Nhi Bá bắt đầu lên internet tìm hiểu những thông tin về đất nước Singapore. Nào là ông Lý Quang Diệu thành lập đất nước, nào là hóa ra, Singapore không có thủ đô, mà đất nước là thành phố, là thủ đô luôn…

Anh chàng rất muốn trong chỉ một chuyến “viếng thăm” ngắn ngủi, có thể đi hết được “nước” Singapore. Băn khoăn quá, cậu ta hỏi: “Ba ơi, đi hết được Singapore mất bao nhiêu lâu hả ba?” Câu hỏi này hay à nha, hì hì…

“Cứ giả định là đi hết Singapore bằng chân, tức là đi bộ con nhé. Vậy thì vấn đề của ba con mình bây giờ, là đi theo lộ trình nào. Ví dụ, đi hết một vòng Singapore, nghĩa là gì?” “Là đi xung quanh ba nhỉ?” “Đúng rồi, là đi xung quanh. Còn có những lộ trình đi xuyên qua thành phố, như ba thường chở các con đi từ nhà ông bà ngoại, xuống nhà cũ của bà nội con ở đầu kia thành phố, là đi “xuyên tâm” thành phố con ạ. Lại có các lộ trình phải đi hết các phố của thành phố, hay đi trong một khu vực nhỏ nhỏ thôi. Như các chú cô người nước ngoài sang Hà Nội, hay đi bộ trong khu phố cổ, thì khu đó chỉ nằm trong cái quận Hoàn Kiếm ấy thôi. Vậy thì, ta sẽ tính xem nhé – nếu với câu hỏi đó, trước hết chúng ta cần xác định lộ trình, mà sau này con sẽ được học là xác định “tiêu chí đánh giá” hay “phạm vi nghiên cứu”.”

Nghỉ lấy hơi một tí, cũng là để cho cậu ta “tiêu hóa.”

“Nào, thế con định tính thế nào sau khi đã xác định được lộ trình?” “Con tìm xem cần phải đi bao nhiêu kilômét ba ạ!” “Chính xác, cái đó có con số thống kê, hoặc lên xem trên internet, hoặc xem bản đồ trực tuyến mà con vẫn xem trong iPad ấy. Vậy cái “cần phải đi bao nhiêu kilômét” đó là gì?” Nghĩ một lúc chưa có ra – mới nghỉ hè được vài tuần quên sạch kiến thức, hu hu…

“Là quãng đường, chứ còn gì nữa con. Thế bây giờ con còn cần cái gì nữa nào, để tính ra?” Đến đây cái đầu óc rỉ sét bắt đầu vận hành, kêu cót két sau vài tuần hùng hục bơi lội, xem phim, đi ăn kem, đạp xe đạp và ngủ. “Dạ con cần vận tốc, lấy quãng đường chia cho vận tốc là ra thời gian ạ.” “Há há há, đúng rồi! Thường thì vận tốc đi bộ trung bình của người đâu như 5, 6 kilômét một giờ gì đó. Con thì đi chậm thôi, còn ba thì đi nhanh hơn. Em bé của con nó đi không chậm hơn con bao nhiêu… tất cả đều phải đo đạc cụ thể con ạ.”


Ông con bắt đầu nhẩm. “Vận tốc của con là 5 kilômét một giờ, vậy thì một vòng thành phố Singapore là bao nhiêu hả ba… để con còn tính?” “Ấy ấy chớ chớ, con tính toán thì là tốt, nhưng từ từ để ba giải thích.”

Việc xác định phạm vi tính toán, đó là sau này con sẽ học việc đưa lên một mục tiêu cụ thể, sau đó là một kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó. Việc con tính được bằng công thức “Thời gian bằng quãng đường chia cho vận tốc” là phương pháp thực hiện, nó sẽ nằm trong cái kế hoạch đó của con… Tại sao ba ngăn con không vội tính toán, con có hiểu không? – là vì tính toán chỉ thuần túy cho con biết một kết quả bằng con số, mà kết quả bằng con số thì nhiều vô vàn. Như lúc nãy ta nói, tính ở phạm vi này, thì kết quả như thế này; tính với trường hợp khác, thì kết quả sẽ khác; còn tính ở thời điểm này kết quả thế này và thời điểm khác kết quả cũng sẽ lại khác nữa… Đó là cuộc sống, nó muôn màu, muôn vẻ, và thay đổi liên tục. Nếu như con tính ra được một kết quả và cứ ôm lấy cái kết quả đó, coi nó là đỉnh cao mà quên không nhìn ra xung quanh, con sẽ bị vướng mắc, coi cái mình đã biết là nhất, không có gì hơn nữa… Kiến thức của con cũng vậy, bây giờ cái con học tưởng là duy nhất đúng, nhưng sau này sẽ có cái khác hiện đại hơn, tiến bộ hơn bác bỏ nó…

Phức tạp không con? Không hề, rất đơn giản thôi, con nhỉ! 


Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment