Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Monday, January 26, 2015

Cường quốc đại dương - phần 2

Piotr Đại đế
Sau Thế chiến thứ nhất, nước Đức đầu tiên ngấm ngầm tái vũ trang, và nhanh chóng trở thành nước có lực lượng tàu ngầm (U-boat) lớn mạnh nhất thế giới. Cấu trúc của tàu vững chắc, nhanh, mạnh, chế tạo tiêu chuẩn hóa nên giá thành hợp lý, lại hội tụ được nhiều công nghệ hiện đại, nhất là thông tin liên lạc (máy mã hóa Enigma rất hiệu dụng được sử dụng trên các tàu ngầm U-boat của Đức). Nhanh chóng, hải quân Đức làm mưa làm gió, gây thiệt hại nặng cho hoạt động tiếp tế cho nước Anh từ Hoa Kỳ.

Thời gian trước Đại chiến thế giới lần thứ nhất, đến cả thời gian giữa hai cuộc Thế chiến, nước Pháp sa lầy trong những học thuyết quân sự cũ kỹ. Trên bộ, họ không đánh giá đúng vai trò của binh chủng mới ra đời, lực lượng thiết giáp và say mê với học thuyết chiến tranh trận địa với các pháo đài “bất khả xâm phạm”. Trên biển, họ không quan tâm đúng mức tới phát triển hải quân. Còn người Anh thì lại có những đam mê khác – năm 1906 người Anh hạ thủy chiếc thiết giáp hạm  HMS Dreadnought, mà tên của nó đã được người ta đặt cho cả một loạt lớp thiết giáp hạm “tiền dreadnought”, “dreadnought” và “siêu dreadnought”. Thế chiến thứ nhất trên biển là cuộc chiến của các thiết giáp hạm.

Song song với sự phát triển của tàu ngầm, Hoa Kỳ quan tâm nhiều đến lực lượng không quân mới ra đời, và cùng với tư tưởng phát triển một lực lượng Hải quân riêng biệt với Quân đội (lục quân), Hải quân cũng phải có những binh chủng riêng của mình: không quân, bộ binh, và sau này là lính đặc nhiệm hải quân (Navy SEAL). Tháng 9 năm 1921, thiết giáp hạm cũ của Đức SMS Ostfriesland (hạ thủy năm 1909) được Hoa Kỳ thử nghiệm đánh chìm bằng bom từ máy bay, là minh chứng rõ ràng cho quan điểm rõ ràng của họ: phát triển Hải quân tấn công, là phải từ trên không, tức là vào thời điểm đó, học thuyết phát triển hạm đội của Hoa Kỳ phải lấy tàu sân bay làm trung tâm, các thể loại tàu chìm tàu nổi khác, đóng các vai trò tác chiến nhất định xung quanh trung tâm ấy. Như vậy, cuộc chiến tranh giành vị trí trung tâm hạm đội đã ngã ngũ, tàu sân bay đã đoạt được vòng nguyệt quế từ tay thiết giáp hạm. Người Anh không hề coi thường tư tưởng này, trong Đệ nhị Thế chiến đã phát triển được một đội tàu sân bay có đến bảy chiếc, nhưng không phát triển được một lực lượng hộ tống – bảo vệ thích đáng, nên chiếc  HMS Glorious đã bị tuần dương hạm Đức đánh đắm trong chiến dịch Na Uy năm 1940. Tuy nhiên, những kết quả sau đó khi Hải quân Đức và Tây Ban Nha đều không có tàu sân bay và nhanh chóng thất thế, đã chứng minh tư tưởng phát triển tàu sân bay là đúng đắn.

Một lực lượng Hải quân thành công thời kỳ này là Hải quân Hoàng gia Nhật Bản, thể hiện ở đỉnh cao chiến thắng Trân Châu Cảng năm 1941 trước Hải quân Hoa Kỳ. Điều này đã chứng minh, Hải quân nước nào phát triển đúng mức tàu sân bay, sử dụng nó hiệu quả và bảo vệ nó thật tốt trước sự tấn công của kẻ địch, Hải quân nước đó sẽ bá chủ mặt biển. Việc đánh đắm chiếc thiết giáp hạm lớn nhất từng được chế tạo, chiếc Yamato của Hải quân Hoàng gia Nhật Bản bởi máy bay từ tàu sân bay năm 1945 là điểm cáo chung cho tất cả các loại tàu thiết giáp cỡ “khủng”. Chỉ còn có Hoa Kỳ vào thời điểm hậu chiến, còn duy trì các thiết giáp hạm lớp Iowa (Iowa, Missouri) vào vai trò hỗ trợ hỏa lực, nhất là việc tái vũ trang chúng bằng các loại tên lửa hành trình và sử dụng đến tận Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất 1991.

Song song với sự phát triển của tàu sân bay làm trung tâm của hạm đội, các kinh nghiệm thực tiễn của cuộc Thế chiến lần thứ hai, đòi hỏi sự phát triển thích đáng của các loại tầu hộ tống và cả làm nhiệm vụ tấn công: tuần dương hạm, khu trục hạm, tàu hộ vệ tên lửa, tàu phóng lôi, chống tàu ngầm… Việc người Anh phát minh ra kiểu tàu sân bay sàn phẳng đường băng chéo, cũng là một cải cách mang tính cách mạng, nó giúp cho việc phóng và thu hồi máy bay dễ dàng hơn nhiều so với dạng tàu sân bay mũi cong của Liên Xô cũ và sau này là Nga, dễ phóng nhưng khó thu hồi máy bay.

HMS Queen 1839
Cuộc chiến tranh Triều Tiên trong thập kỷ 1950 được gọi là “Chiến dịch tàu sân bay” cũng đủ cho thấy vai trò của loại vũ khí này. Tuy nhiên tổn thất lớn nhất của lực lượng tàu sân bay nói riêng, của Hải quân hay nói cách khác, của cường quốc biển lớn nhất thế giới lại ở một chiến trường khác: chiến tranh Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh phá hoại của Hoa Kỳ vào miền Bắc Việt Nam cũng như hỗ trợ chiến trường Nam Việt Nam, họ đã mất đến khoảng 900 chiếc máy bay hải quân cùng khoảng non 400 phi công.

Thế giới với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là của tác chiến điện tử, cũng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của hải quân. Cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất chính là điểm mốc làm cho toàn thế giới bàng hoàng và đi đến một cái nhìn khác về chiến tranh. Những phi vụ tấn công đất liền bằng máy bay phóng từ tàu sân bay; những quả bom và tên lửa với độ chính xác kinh người và khả năng xuyên sâu, sát thương khủng khiếp; những quả tên lửa Scud của người Iraq bị tên lửa phòng không từ hạm đội hạ trên bầu trời Tel Aviv… chúng ta thấy rõ, để trở thành vai trò cường quốc đại dương, nước Mỹ không chỉ là nước giàu nhất thế giới, quan tâm phát triển hải quân nhất thế giới với một học thuyết đúng đắn, mà là nước có trình độ học vấn cao nhất thế giới. Điều này chúng ta có thể thấy dễ dàng, vì từng người lính đến sỹ quan chỉ huy trong hạm đội, ngoài việc có những phẩm chất của người lính thông thường, phải là có những người có trình độ học vấn nhất định đến rất cao, tiếp cận được với công nghệ tiên tiến và hiện đại. Đó là những người lính “đắt giá” nhất thế giới. Đồng thời, sự phát triển của công nghệ đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của vũ khí hải quân, từ các phần mềm thiết kế vỏ tàu đạt hình dạng thủy động học tối ưu, công nghệ vật liệu bền, nhẹ, chống đạn tốt, công nghệ tàng hình… đến sự phát triển của hỏa tiễn chống hạm và vũ khí phòng không chống hỏa tiễn… làm thay đổi hẳn bộ mặt của hải quân hiện đại.

Việc nhiều quốc gia cho tàu thương mại mang cờ khá thoải mái, cũng như sự ra đời các tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia… làm cho con số thống kê đội tàu dân sự các nước, trở nên giảm đi nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, vẫn có những quốc gia phát triển mang tính truyền thống, như Nhật Bản vốn có đội tàu thương mại và cả tàu cá, phát triển thuộc hàng bậc nhất thế giới. Thế giới của thế kỷ 21 vẫn phải đối mặt với nạn cướp biển, do đó ngoài những nhiệm vụ truyền thống, Hải quân các nước còn có thêm nhiệm vụ phản ứng nhanh chống cướp biển, bảo vệ an ninh hàng hải, bảo vệ đội tàu thương mại của quốc gia và quốc tế.

Hết phần 2

Đọc lại phần 1 tại đây

Đọc tiếp phần 3 tại đây

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây  

No comments:

Post a Comment