Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tuesday, December 30, 2014

Đô lên, dân Nga chết đói và dân Âu chết rét

Kính thưa quý vị độc giả kính mến, như trước đây đã trình bày, nhà mình có một cô mù tịt, nay tự dưng quan tâm đến tình hình đô lên, dân Nga có chết đói không và dân Âu có chết rét không. Thế là phải trả nhời. Xong phần mở bài.

Monday, December 29, 2014

Giá dầu giảm ảnh hưởng đến những nhà xuất khẩu dầu thô và cả chúng ta như thế nào?

Giá của một thùng dầu thô Brent đã giảm một nửa từ 115 đôla mùa hè qua đến mức ổn định khoảng 60 đôla trung tuần tháng 12. Giá dầu thô thế giới giảm đã có những ảnh hưởng trực tiếp đến những nhà sản xuất dầu từ đá phiến Hoa Kỳ theo phương pháp fracking [1], sau đó là các nền kinh tế Nga và Iran. Bất chấp những cố gắng của một số nước như Venezuela đang lên những tiếng nói yếu ớt đề nghị cắt giảm sản lượng, đại gia dầu Saudi Arabia vẫn phớt lờ và người ta đang dự báo giá dầu sẽ còn giảm sâu và giữ mức thấp trong thời gian sắp tới.

Friday, December 26, 2014

55 năm quan hệ Cuba – Hoa Kỳ III: Từ Angola đến "bình thường hóa quan hệ"

Lính Cuba ở Angola
Dính líu vào Châu Phi

Năm 1975 Angola thành một nước độc lập từ địa vị là tỉnh thuộc địa của Bồ Đào Nha ở nam Châu Phi. Ngay lập tức nội chiến nổ ra giữa ba phong trào dân tộc: FNLA (Mặt trận quốc gia giải phóng Angola) kiểm soát miền bắc đất nước, UNITA (Liên minh Dân tộc vì nền Độc lập Toàn vẹn Angola) ở phía nam (hai tổ chức này bị cho rằng nhận vũ khí của Cộng hòa Nam Phi, Zaire,Hoa Kỳ). Tổ chức cánh tả MPLA (Phong trào Nhân dân Giải phóng Angola) được Liên Xô ủng hộ MPLA bằng vũ khí, khí tài… cùng quân lính Cuba được chở sang Angola bằng máy bay Liên Xô. Đến cuối năm 1975, quân đội Cuba đánh bại FNLA, chỉ còn UNITA tiếp tục đơn thương độc mã tiến hành chiến tranh du kích. Chiếm được thủ đô Luanda và các thành phố chính của đất nước, MPLA thành lập nước “Cộng hòa nhân dân Angola” theo đường lối Mácxít, và tổ chức Thống nhất Châu Phi OUA đã kết nạp Cộng hòa nhân dân Angola thành thành viên thứ 47 của mình.

Wednesday, December 24, 2014

Ly cà phê sáng Giáng Sinh

Sáng nào cũng pha cà phê uống, không cứ gì Giáng Sinh. Sáng nay Giáng Sinh, vẫn pha cà phê uống. Mở bài xong.

Tuesday, December 23, 2014

Vụn vặt 41 – Đầy bình!


Hôm qua vào đổ xăng, 5 chục nghìn đã đầy oặc cái bình Future, đâm nghi cô bé bán xăng có vấn đề. Cô bé bảo em có thể bơm cho anh thêm vài nghìn nữa nhưng nó lẻ em khó giả lại tiền. Mới chỉ cách đây ít lâu, mua 75 nghìn chưa đâu vào đâu.

Monday, December 22, 2014

Câu chuyện cái ấm đun nước bằng điện và ông Putin đã "kiếm" được 20 tỉ đôla như thế nào

Mình không phải học về chuyên ngành kinh tế-tài chính chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, vốn hiểu biết về chứng khoán cổ phiếu gì đó, gói gọn trong cuốn “Đi mua chứng khoán” của luật sư Nguyễn Ngọc Bích.

55 năm quan hệ Cuba – Hoa Kỳ II: từ "Vịnh Con Lợn" đến "Khủng hoảng tên lửa"

Tàu chở tên lửa của Liên Xô tới Cuba - 1962. Ảnh: Getty
Thất bại của “Liên minh vì tiến bộ”

Không thể mất uy tín thêm nữa, cùng thất bại “Sự kiện Vịnh Con Lợn”, Kennedy cảm thấy cần thay đổi chính sách nhằm ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở Mỹ - Latinh. Hoa Kỳ chủ trì hai Hội nghị Liên Mỹ họp ở Punta Del Este (Uruguay.) Tại hội nghị lần thứ nhất (8/1961), Hoa Kỳ hứa hẹn hàng năm sẽ có khoản viện trợ Nhà nước khổng lồ là 1 tỷ đôla cho các nước Mỹ - Latinh, và hy vọng sẽ thu hút thêm được 1 tỷ đôla nữa trong lĩnh vực đầu tư tư bản. Hệ thống viện trợ tập thể này sẽ được đặt tên là “Liên minh vì tiến bộ.” Kế hoạch gặp khó khăn vì ngân sách bị Quốc hội Hoa Kỳ cắt giảm, cũng như giới tài phiệt Hoa Kỳ còn nghi ngại các nước Mỹ - Latinh. Tại Hội nghị lần thứ hai vào tháng 1/1962, tân ngoại trưởng Hoa Kỳ Dean Rusk còn đề nghị khai trừ Cuba ra khỏi “Tổ chức các quốc gia châu Mỹ” vì lý do ở Cuba nay đã tồn tại một Chính phủ độc tài và chế độ của Cuba không phù hợp với các thể chế dân chủ của tổ chức. Đề nghị này đã vấp phải phiếu chống của những nước Mỹ - Latinh lớn nhất: Arhentina, Brazil, Chile và Mexico.

Sunday, December 21, 2014

55 năm quan hệ Cuba – Hoa Kỳ I: Từ Cách mạng 1959 đến "Vịnh Con Lợn"

Trại lính Moncada
Sau 55 năm quan hệ hoàn toàn đóng băng, có thể nói là ở tình trạng thù địch, chỉ thiếu có chiến tranh, ngày hôm nay chúng ta mừng vui và phấn chấn trước tin lãnh đạo hai nước thông báo về tiến trình bình thường hóa quan hệ. Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử quan hệ hai nước Cuba – Hoa Kỳ từ năm 1959 đến nay, nghĩa là từ thời điểm cuộc Cách mạng Cuba chấm dứt chế độ độc tài Batista.

Friday, December 19, 2014

Vụn vặt 40 – Một ngày vui


Sáng nay lên Facebook viết một status: “Bạn có nhìn thấy bàn tay đang lau những giọt nước mắt kia không? Ngày hôm qua thực sự thấy cảm động, vì tin Hoa Kỳ và Cuba tiến tới bình thường hóa quan hệ. Trước mắt là người dân Cuba đỡ khổ, và mở ra cơ hội cho cả hai bên.

Wednesday, December 17, 2014

Lãi suất tăng thẳng đứng như đồng rub rơi

"Người lang thang cuối cùng" dịch

Nước Nga chào ngày thứ Ba với nguy cơ đối mặt với khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong 15 năm cầm quyền của Tổng thống Vladimir Putin, làm nổi lên những vấn đề cơ bản về tương lai đất nước như lòng tin của các nhà đầu tư đang bị xói mòn nhanh chóng.

Tuesday, December 16, 2014

Xin lỗi ông, Putin, kinh tế Nga đã "tèo"!

Ảnh của Alexey Druzhinin
RIA Novosti / Kremin Pool

Điều nực cười đã xảy ra trong cách ông Putin thi hành vòng đua chiến lược chạy quanh phương Tây của ông ta. Nền kinh tế Nga đã đổ sụp.

Monday, December 15, 2014

Về bài “Thượng Đế, Phật-Chúa, Thần Thánh, Con Người Và Khoa Học”


Một Thày giáo, giảng viên Đại học chia sẻ bài viết về "Thượng Đế, Phật-Chúa, Thần Thánh, Con Người Và Khoa Học", xin có đôi dòng cảm nhận về bài viết này.

1. Lòng tin. Đức Phật (ở đây xin được hiểu là Đức Phật Thích Ca Mầu Ni, lịch sử xin đọc Thái tử Tất Đạt Đa) không yêu cầu đệ tử của Ngài phải ngay lập tức phải tin Ngài, và cũng không bắt buộc phải tin. Ngài muốn những người con của Ngài khi nào ngộ ra được thì hẵng tin, ngộ đến đâu, tin đến đó. Nhưng với những người theo Phật, có được lòng tin là một phước đức lớn. Những người phước đức mỏng hoặc thậm chí không có, thường không có lòng tin, hay đặt vấn đề nghi ngờ điều này, điều khác.  

Friday, December 12, 2014

Tôi và Hoa Hậu

Hoa Hậu Bùi Bích Phương
(xưa và nay)
Đang chuẩn bị thi tốt nghiệp phổ thông và thi đại học thì người ta tổ chức thi Hoa hậu Tiền Phong lần thứ nhất. Bọn học sinh cứ là nháo nhác, náo loạn cả lên, tất nhiên là trừ mình ra. Mình là thằng không quan tâm đến thi Hoa hậu.

Thursday, December 11, 2014

Vụn vặt 39 – Hỏng cái cửa

Cái cửa buồng tắm bằng gỗ sau hơn chục năm mục ruỗng ở phía dưới. Thay cửa nhựa lõi thép gì đó, công nghệ Tập Cận Bình, trông có vẻ văn minh.

Wednesday, December 10, 2014

"Nhảm nhí hóa"

“Tiết lộ gia thế giàu có ít người biết của các nghệ sĩ trẻ”, đó là đề tựa của bài báo và nội dung của nó thì đại loại như sau: “được sinh ra trong một gia đình gia giáo, giàu có. Bố mẹ Th. Top đều là những người có địa vị xã hội, học vị tiến sĩ và được nhiều người nể trọng. Chị gái cũng học và làm việc tại Mỹ…” “nam ca sĩ… luôn tự hào vì được sinh ra trong một gia đình nề nếp, gia phong. Bố của N. C. là sỹ quan quân đội cấp cao, mẹ của anh làm việc trong Kho bạc Nhà nước…”

Tuesday, December 9, 2014

“Rub đôla” là cái gì ấy nhỉ?

Một affiche của SEV
Sau khi viết bài “Sự trả giá của nền kinh tế khai thác” và post lên mạng, có bác nhắc đến một khái niệm bản thân cũng thắc mắc bấy lâu nay. Khái niệm này chỉ những người thuộc thế hệ 7x trở về trước, thì còn nhớ, còn những thế hệ sau này thì gần như không có khái niệm gì về nó.

Monday, December 8, 2014

Sự trả giá của nền kinh tế khai thác (phần 2)

Hình 6
Chúng ta vốn quen với những cách nói “nếu Nga cắt khí đốt, châu Âu sẽ chết rét”, “Nga dọa cắt khí đốt cung cấp cho châu Âu vào thời điểm mùa đông đang đến gần…” Điều đó thông thường là đúng: Châu Âu năm 2012 mua của Nga 24% tổng lượng khí đốt tiêu thụ (, xem hình 6, nguồn Eurogas) “Vũ khí dầu mỏ và khí đốt” như thế đã trở thành vũ khí đối ngoại quen thuộc thường được Nga sử dụng khi có những bất đồng với Châu Âu, nhất là trong một số sự kiện liên quan đến an ninh khu vực như cuộc xung đột Nga – Gruzia (2008), với tình hình chính trị và khả năng gia nhập EU và NATO của nước láng giềng Ukraine…

Sunday, December 7, 2014

Sự trả giá của nền kinh tế khai thác (phần 1)

Hình 1
Cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014 gắn liền với vai trò của nước Nga, bắt đầu từ những sự kiện trên quảng trường Maidan tháng 11/2013, Nga sáp nhập bán đảo Crimée và đến nay, toàn thế giới đang theo dõi Phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt và cả những “đòn đánh” kinh tế, mà trong đó, dầu mỏ và khí đốt là một vũ khí chủ lực và hữu hiệu hiện nay Phương Tây đang áp dụng làm khó nước Nga.

Thursday, December 4, 2014

Xem vở balê "Giselle" ở Nhà hát Viện Âm nhạc Mát-xcơ-va

Natalia Krapivina vai Gisell
Stanislav Bukharaev vai
b
á tước Anbert 

Ở Việt Nam, mình cũng có một số vở balê bằng đĩa DVD như vở “Hồ thiên nga” hay “Kẹp hạt dẻ” của Trai-cốp-xki, xem cũng thấy thích, và khá tự hào vì mình có đôi loa khá tốt để nghe nhạc cổ điển và xem balê. Ấy thế mà, khi xem vở Giselle (Жизель) của A. Adam ở Nhà hát Viện Âm nhạc Mát-xcơ-va thì những suy nghĩ đó hoàn toàn đảo lộn. Không có một bộ giàn âm thanh nào, không có một TV LCD nào sánh được với… giá vé 700 rub [1] ở Nhà hát.

Tuesday, December 2, 2014

“Bỏ dự án!” – chuyện đơn giản nhỉ!


Đi thăm Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua, tổng thống Nga Putin tuyên bố dừng dự án đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy Phương Nam” (The South Stream pipeline) chạy ngầm dưới biển Đen, sang Nam Âu mà đoạn chính quan trọng của nó là qua Bulgaria (ảnh trên, tin BBC ở đây).

Cà phê sáng với nhiếp ảnh gia Dương Quốc Bình

Đầu tiên phải nói luôn cho bà con đỡ hiểu lầm, mình không quen người anh em này ngoài đời. “Cà phê sáng” là anh chàng trò chuyện với một cô Diệp Chi nào đó của Vê Tê Vê, còn mình thì uống một cốc cà phê Mi-A tự pha và ngắm cả hai bạn trẻ, nghe họ nói chuyện.