Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, October 2, 2014

“Sông Volga có chảy qua Mátxcơva?” và “Mẹ Volga”

Sông Volga, thời là sông Ra
Khoảng năm 2007, trên báo Tuổi Trẻ có một bài viết “loãng mạn” về thời tuổi trẻ yêu đương của một cô Hải Yến nào đó, trong đó có các chi tiết “Quảng trường Đỏ ưỡn ngực đón bình minh đầy kiêu hãnh. Sông Volga như dải lụa mềm trang điểm cho thành phố…” rồi “Mình hẹn nhau vào kỳ nghỉ hè, hai đứa đạp xe ra quảng trường Đỏ ngắm hoàng hôn với từng đàn bồ câu líu ríu chạy nhảy.”

Hồi đó mình có ngồi chế tạo mấy bài liên quan đến địa lý Nga, thú vị ra phết, nay lục lại post lên. Nhưng đầu tiên là trích dẫn nguyên văn bài “loãng mợn” của cô Hải Yến đã:

Chuyện tình tôi
(Tuổi Trẻ) - Em vẫn mặc định cho mình rằng mùa đông ở Matxcơva thường bao la tuyết trắng. Vì vậy khi đặt chân lên thủ đô nước Nga không vào mùa đông, em đã thoáng thấy lòng trống trải. Matxcơva mùa này vắng tuyết. Một Matxcơva hoàn toàn xa lạ trong tâm tưởng em. 
Không phải là những ngôi nhà cổ kính trang nghiêm, mà là phố xá rộn ràng. Quảng trường Đỏ ưỡn ngực đón bình minh đầy kiêu hãnh. Sông Volga như dải lụa mềm trang điểm cho thành phố. Đặc biệt nhất là những con đường ở ngoại ô luôn làm say lòng người bởi vẻ thanh vắng, yên bình... Nắng rải vàng trên những lối đi trải nhựa dài hun hút, ươm mật lên hai hàng cây...
Và trong khung cảnh ấy em đã gặp anh. Hai ta vô tình đi chung một con đường, vô tình nhận ra nhau là đồng hương và vô tình ngồi chung trên chiếc ghế đá cũ. Sự vô tình đã mở đầu cho tất cả. Hai chúng mình đều là du học sinh, anh năm cuối, em năm đầu. Mình ghi cho nhau địa chỉ, nickname, số điện thoại để thi thoảng "tự dưng buồn" có thể "chat chít", nhắn tin tâm sự. Anh thân thiện hơn cái vẻ ngoài lạnh lùng mà em thấy. 
Mình hẹn nhau vào kỳ nghỉ hè, hai đứa đạp xe ra quảng trường Đỏ ngắm hoàng hôn với từng đàn bồ câu líu ríu chạy nhảy. Bất ngờ anh trao em một bó hoa dại thơm ngào ngạt, chiếc giỏ xe như xinh xắn hơn khi chở bó hoa trắng li ti điểm hồng phấn ấy. Anh thích thú kể em nghe về ký túc xá nam với những trò siêu quậy, về một quán cà phê đặc biệt...
Em góp vui bằng những mẩu chuyện nhỏ nhặt của cuộc sống xa nhà, như lần nhận được thư tay của thằng bạn thân, hay thỉnh thoảng ra ngồi thơ thẩn bên sông Volga hát vu vơ. Anh chăm chú nghe như đó là chuyện thường nhật của mình, khi chau mày, khi tít mắt cười. Cứ như thế, những buổi chiều tiếp theo trôi dần vào ngăn ký ức đẹp với biết bao câu chuyện lan man không đầu không cuối. Hai chiếc xe đạp thường tựa mình vào nhau khi hai đứa lang thang các quán kem ly, quán bánh ngọt nho nhỏ.
Nhiều lúc em ngước mắt nhìn trời, thấy đong đưa vài áng mây xanh biếc; đôi lúc lơ đễnh đưa mắt sang ngang, thấy nắng chênh vênh trên những mái nhà cũ kỹ. Lòng sao bỗng ngổn ngang như cô bé mười bảy ngắm hoa phượng nở cuối mùa thi... Em đọc được điều gì đó từ ánh mắt của anh mỗi khi ta bên nhau nhưng không thật rõ ràng. Em đành định nghĩa nó là "xúc cảm"... Một lần lang thang, chẳng hiểu sao em lại kể cho anh nghe về định nghĩa ấy. Bất giác thấy anh nghiêng mặt mỉm cười. Ngượng ngùng, em cười to như thể vừa kể xong một câu chuyện phiếm. 
Mình lại hẹn nhau vào cuối mùa thu ở ghế đá cũ. Chúng mình lên kế hoạch cho những trò chơi mùa đông. Và háo hức chờ đợi. Vậy mà, ước mơ hai đứa cùng đắp chung một ông già tuyết vào dịp Giáng sinh chưa kịp thành thì ta phải xa nhau. Anh về nước, kết thúc khóa học bố mẹ muốn anh về Hà Nội làm việc. Thế rồi anh đi... 
Matxcơva sắp vào đông, mùa đông đầu tiên của em... Em thôi cái háo hức ngắm tuyết rơi ngày nào, nhớ da diết hơi ấm từ một bàn tay thân thuộc. Máy bay sắp cất cánh và điện thoại em bỗng rung. Tin nhắn của anh như kéo cả mùa xuân đến Matxcơva: "Hãy trở về với anh, cô bé nhé. Anh sẽ đợi em cùng xúc cảm của chúng mình...".
HẢI YẾN
Sông Volga là sông lớn nhất trên vùng đất thuộc châu Âu của Nga (không kể sông Đniepr, vì nó sẽ chảy qua Bêlaruxia và Ucraina). Sông Volga bắt nguồn từ cao nguyên Banđaixkaia (Балдайской возвышенности) và đổ ra biển Caxpiên, căn cứ vào bản đồ thì nó không có lý do gì để nó phải "tạt" qua Mát-xcơ-va để tạo điều kiện cho tác giả "nãng mạn" được. Hơn nữa đi xe đạp loăng quăng ở Quảng trường Đỏ, vớ vẩn ô tô đâm cho banh xác. Xe đạp chỉ đi được trên vỉa hè vớ vẩn hay vào công viên, khuôn viên trường Đại học thôi.

Các Thành phố nằm trên hệ thống sông Volga gồm có: Astrakhan, Akhtubinsk, Balakovo, Balahna, Bulgaria, Bor (vùng Nizhny Novgorod), Volgograd, Volgorechensk, Volzhsk, Volga, Vol'sk, Gorodets, Dimitrovgrad (Nga), Dubna, Dubovka, Zhiguliovsk, Zavolzhsk, Zavolzhie (thành phố), Zvenigovo, Zubtsov, Kaljazin, Kamyshin, Kimri, Kineshma, Kozlovka, Konakovo, Korcheva, Kostroma, Krasnoslobodsk (vùng Volgograd), Cận vệ Đỏ, Kstovo, Lyskava, Mariinsky Posad, Marx (thành phố), Myshkin, Navoloki, Narimanov (thành phố), Nizhny Novgorod, Nikolayev (vùng Volgograd), Novokuibishevsk, Novoulyanovsk, Novocheboksarsk, Plios (thành phố), Puchezh, Rybinsk, Samara, Saratov, Sengiley, Bayou (thành phố), Sizran, Tver, Tetyushi, Togliatti, Tutayev, Uglich, Ulyanovsk, Haji-Tarkhan, Khvalynsk, Cheboksary, Tchkalovsk, Engels (thành phố), Yurievets (vùng Ivanovo), Yaroslavl. Không có Mátxcơva trong danh sách.

“Mẹ Volga”

Sông Volga có tên cổ là sông Ra, thời trung cổ có tên là Ichil hoặc Echel, thời “cao cổ” tên là sông Volga (tiếng Việt là Vôn-ga), là sông lớn nhất châu Âu, nên “nàng” rất xứng đáng với cái tên “Mẹ Volga”.

Sông Volga dài 3530 ki-lô-mét có lưu vực rộng 1360 ngàn ki-lô-mét vuông. Bắt nguồn từ vùng đất cao Banđaixkaia (Валдайской возвышенности) vùng tây bắc Mátxcơva có độ cao trung bình so với mực nước biển 228 mét, nàng tiếp nhận nước của gần 200 con sông nhánh trong lưu vực của mình, nàng là nguồn chính cung cấp nước cho cái “Hồ” nước mặn lớn nhất thế giới là Biển Caxpiên. Lưu vực sông Volga chiếm một diện tích bằng 1/3 vùng đất châu Âu của nước Nga. Có thể nói sông Volga và toàn bộ vùng lưu vực của nàng chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Liên Xô trước đây và nước Nga ngày nay.

Thuộc hệ thống Volga, giữa Calinin và Rưbinxki người ta đã đào một hồ chứa nước nổi tiếng trong hệ thống thủy lợi Mátxcơva – cái đó được gọi là “Biển Mátxcơva”.

Trên sông Volga toạn to nhất có thành phố quan trọng và nổi tiếng, từ sau cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại kết thúc được 8 năm, nó mang tên con sông mà nó dựa trên đó: thành phố Volgagrad. (Tên cũ trước Cách mạng là Xtarítxưn, sau Cách mạng đến 1954 là thành phố Xtalingrát). Trong vùng tam giác delta (Дельта) của Volga có thành phố cũng rất nổi tiếng với nguồn lợi thủy sản: thành phố Axtrakhan. Vùng delta của Volga tỏa ra các sông nhánh đổ ra biển Caxpiên: Bakhtemia, Kamưziak, Volga Cũ, Bônđa, Buzan, Akhtuba.

Mùa đông, toàn bộ hệ thống Volga đóng băng (nhiệt độ nước trung bình năm từ 20 – 25 độ C), nhưng sông Volga vẫn đóng vai trò quan trọng trong kinh tế Nga, trên toàn bộ hệ thống của nó có nhiều nhà máy thủy điện lớn, vì bản thân dòng chảy của các sông trên hệ thống có lưu lượng tương đối lớn: ví dụ sông Kama là 67.000 mét khối/giây; do đó lưu lượng dòng chảy trung bình của Volga đạt 52.000 mét khối/giây, trữ lượng nước của toàn bộ hệ thống Volga có thể đạt 900 ki-lô-mét khối nước/ 1 năm. Các nhà máy thủy điện trên sông Volga và lưu vực cung cấp nguồn năng lượng quan trọng cho phần châu Âu của nước Nga.

Không thể không nói về kênh đào thuộc hệ thống Volga. Năm 1971, người ta đã đào con kênh Volgo – Uralxki dài 425 ki-lô-mét nối sông Volga với vùng công nghiệp Ural, là một đường giao thông thủy quan trọng. Ngoài ra còn có các con kênh đào nhân tạo như kênh đào Mátxcơva – Volga nối sông Mátxcơva với sông Volga; kênh đào Volga – Đônxcôi nối sông Volga với sông Đông; kênh đào Volga – Baltixki nối sông Volga ở vùng thượng nguồn với biển Baltic.

Ngoài ra, sông Volga còn là một con sông nổi tiếng vì vẻ đẹp hùng vĩ, bản thân nó có cực nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn cho người dân Nga và khách du lịch nước ngoài. Mùa hè người ta có thể đến tắm sông, câu cá…

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment