Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Wednesday, October 15, 2014

"Nghệ thuật nhiếp ảnh màu" - sách của nghệ sỹ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường

“Nhiếp ảnh là một bộ môn gần gũi với mọi người và của mọi người. Nếu có sự khác biệt chăng đó là trình độ hiểu biết về kỹ thuật, nghệ thuật cái nhìn, trí tưởng tượng và những tri thức đã qua đào tạo…”

Trích lời nói đầu của cuốn “Nghệ thuật nhiếp ảnh màu” của nghệ sỹ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường – Nhà xuất bản văn hóa thông tin Hà Nội 1998.

Sự ra đời của nhiếp ảnh thời kỳ số hóa cuộc sống, đã làm bùng nổ số lượng người chơi máy ảnh không chỉ trên toàn cõi Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Việc vác cái máy ảnh to tướng có ống kính rời không còn là độc quyền của một nghệ sỹ nhiếp ảnh được đào tạo bài bản, với mái tóc dài, thậm chí râu ria cũng dài nốt nữa – mà nay người người sắm máy ảnh, ai cũng có thể trở thành nhiếp ảnh gia. Một ngày đẹp trời bạn có thể gặp một người quen cũ trên Facebook, trước đây hoàn toàn không có ý tưởng gì về nghệ thuật tạo hình, nay xài cái avatar điệu đà vác cái máy ảnh to đùng. Xin đừng lấy gì làm lạ.

Cũng nhờ thời đại kỹ thuật số, mà người ta bỏ qua nhiều bước, nhiều khái niệm cơ bản của thời học chụp phim, đặc biệt là kỹ thuật buồng tối. Thôi không sao, cứ để cho nó đi vào dĩ vãng, “nghệ thuật sắp sửa chết đuối” đi, cái gì không đáp ứng được thời đại, thì cứ xếp nó vào bảo tàng. Nhưng thời đại kỹ thuật số đã làm cho con người ta lạm dụng những kỹ thuật tân kỳ của phần mềm máy tính, cũng không sao – dưới những bàn tay tài năng về đồ họa, người ta có thể cho ra những kiệt tác của thời đại số hóa. Đáng tiếc không phải lúc nào cũng như vậy – người ta đã dám chụp, thấy xấu thì xóa không thương tiếc và chụp lại… cứ thế, thậm chí người ta còn phán “cần gì phải mua lens đắt tiền, tôi dùng phôtôsốp…”

Nhiều thứ phôtôsốp làm được, nhưng nhiều bức ảnh hỏng, phôtôsốp giời cũng không cứu được. Mình cũng không có ý định xui bà con kéo lùi lại công nghệ, thời của kỹ thuật số, không cần phải mua filter cầu kỳ như thời chụp phim đâu, thời chụp phim muốn thay đổi nhiệt độ màu, phải dùng filter màu lắp vào đầu ống kính làm cho bức ảnh nhuốm một màu sắc khác đi so với những gì đang diễn ra trên thực tế… nhưng vẫn có những điều rất cơ bản và cực kỳ thú vị nằm ngay trong lý thuyết. Do đó, thiển ý của mình vẫn đề xuất, bác nào chưa nghiên cứu từ a đến y dài, thì cũng nên đọc lấy một cuốn sách, chọn cuốn nào cơ bản và dễ hiểu một chút, và nay xin chia sẻ cuốn “Nghệ thuật nhiếp ảnh màu” của nghệ sỹ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường, mình mua đúng năm nó được xuất bản, 1998. Nếu như lần trước mình chia sẻ cuốn “Bước đầu của nghệ thuật chụp hình”, nói những khái niệm rất cơ bản về nhiếp ảnh “thời đen trắng”, thì cuốn sách này đưa chúng ta vào kỷ nguyên của ảnh màu, thời của phim nhựa.

“All Routes Lead To Hell” của Darren Riley. 
Sự kết hợp của phương pháp chụp redscale (chụp ngược phim từ phía sau) 
với sương mù trong rừng đã tạo ra một tấm ảnh kinh dị đầy… “ma mị” 
(bắt chước kiểu giật tít của “páo chế” nhà ta.)
Nghệ sỹ nhiếp ảnh Trần Mạnh Thường đã chuẩn bị cuốn sách khá công phu và cẩn thận, một cách rất tâm huyết và có trách nhiệm. Cuốn sách có 370 trang chia làm 8 chương:

Chương 1: Sự ra đời của nhiếp ảnh
Chương 2: Khái niệm về màu sắc
Chương 3: Nắm bắt màu sắc
Chương 4: Bản chất của ánh sáng tự nhiên
Chương 5: Chụp ảnh trong điều kiện không thuận lợi
Chương sáu: Ánh sáng nhân tạo
Chương bảy: Chiếu sáng cho đối tượng
Chương tám: Phim màu và quy trình xử lý
Chương chín: Trang bị máy móc và kỹ thuật buồng tối.

Chương bốn, rất hữu ích vì đó là những vấn đề thuộc về kỹ thuật chụp, chọn ảnh, phối cảnh, bố cục, dàn xếp hậu cảnh… Chương năm rất hay, nói về các tình huống chụp như chụp bình minh, hoàng hôn, ban đêm… các kỹ thuật về “lộ sáng nhiều lần”, “kỹ thuật lộ sáng lâu”… Bây giờ máy ảnh số cho phép thay đổi độ nhạy sáng, độ quan trọng của đèn chớp flash điện tử không còn như trước đây, nhưng nếu có đèn chúng ta vẫn có thể áp dụng được một số kỹ thuật mà nếu không có nó, không thể làm được (ví dụ mình vẫn chụp high-key và low-key với mẹo set một đèn duy nhất) – chụp đèn flash và đèn studio có thể tìm thấy ở Chương sáu. Còn chụp các tình huống đối tượng khác nhau như khỏa thân, trẻ em, thời trang, tĩnh vật, kiến trúc… xem ở Chương Bảy.

Với những bạn đang say mê với “nghệ thuật sắp bị chìm đắm” phim nhựa, có thể tìm thấy những mẹo bảo quản phim, thậm chí xử lý tráng phim và in ảnh tại hia chương, tám và chín…

Nào, bây giờ mời các bạn tải về ở đây

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây  

No comments:

Post a Comment