Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, August 21, 2014

Có thể chúng ta chưa để ý… thì bây giờ để ý! – 4

Một. Cái xe máy tay ga, đi thì tiện lợi thật đấy, nhưng mấy ai chú ý tìm hiểu xem cấu tạo của nó như thế nào để mà biết cách sử dụng nó tốt nhất. Hệ truyền động của xe tay ga bình dân (từ SH trở xuống) đều dùng hệ truyền lực dùng dây đai (tiếng Pháp gọi là cua-roa “courroie”, tiếng Anh là “belt”), còn hai cái bánh xe đằng trước kéo đằng sau, thì là hai cái pu-li. (Toàn tiếng Pháp cả, nhỉ?)

Hệ đó còn có một bộ côn (ly hợp) nữa, nhưng bài này có thể có cả chị em đọc, nên thôi, không đề cập nhiều. Tất cả nằm trong một cái hộp dài dài kín chạy từ động cơ đến bánh xe sau. Đặc điểm của hệ thống này là lợi dụng lực ly tâm để thay đổi tỉ số truyền, càng tăng ga mạnh, động cơ chạy càng nhanh và tỉ số truyền chuyển động từ động cơ ra bánh sau càng tăng, xe cũng chạy càng nhanh. Điều này đúng với lúc xe chạy đường bằng. Tuy nhiên, tỉ sổ truyền tỉ lệ nghịch với lực kéo, có nghĩa là xe chạy càng nhanh thì lực kéo đưa ra bánh xe sau, càng nhỏ - phù hợp với khi xe đã có đà, chạy nhanh rồi, lực kéo giảm đi để xe chạy êm và tiết kiệm xăng. Điều này những ai đi xe số sẽ quen với việc xuất phát từ số 1 (khỏe nhất) cho đến khi chạy đều đều ở tốc độ cao với số cao nhất (xe hiện đại bây giờ thường là số 4, các xe đàn ông thì nhiều hơn, 5 đến 6 số).

Mình đi xe máy dừng chờ tàu chắn chỗ barie đường Giải Phóng – Phương Mai (chỗ đó vừa rẽ phải, vừa dốc) mới để ý, rất nhiều người và không hiếm đàn ông, hoàn toàn không biết gì về đặc điểm của xe tay ga. Trường hợp đã mất đà (dừng một chỗ) rồi, lại phải leo lên dốc, nhưng các bác cứ tăng bội tay ga lên, máy gào rống. Nhưng như trên đã nói, cứ tăng ga là tăng vòng quay của máy, hệ truyền động của xe tay ga tự động tăng tỉ số truyền và do đó, đồng nghĩa với giảm lực kéo, xe càng yếu. Vậy nên trong trường hợp này, cần tăng ga hết sức từ từ, nhớm nhớm ga thôi, đảm bảo xe có một lực kéo rất tốt đủ để đưa cả xe, cả hai người ngồi trên qua chỗ dốc một cách nhẹ nhàng.

Bà con nhớ nhé, tăng ga hết sức từ từ thôi.

Hai. Nhắc đến chuyển số, bây giờ xe toàn số tròn, giật đằng sau cái vào số 4 ngay. Vì thế rất nhiều chị em đi xe số, cứ đi thẳng số 4 cho “an toàn”.

An toàn không? Có thể, vì số 4 nó yếu, nên bò bò đi đỡ sợ. Nhưng đã nhanh rồi, thì số 4 yếu lại tỉ số truyền cao là từ động cơ ra thôi, còn ngược lại, từ toàn bộ cả xe, cả người ngồi trên xe, khối động năng truyền ngược lại từ trục bánh xe đến động cơ, lại thấp, nên sức ghìm của động cơ đối với đà chạy của xe cũng thấp, và xe lao vun vút, muốn giảm tốc độ phải dựa trên bộ phanh của xe. Do đó, kiểu đi xe số mà không sang số, là kiểu đi nguy hiểm.

Với đàn ông, nhất là thanh niên điều khiển xe thành thạo, thì còn biết cắt truyền động từ động cơ ra bánh xe bằng cách tì lên chân số của xe nữ, không khác xe đàn ông có tay côn, nên việc giảm tốc độ bằng số với họ, khá dễ dàng.


Do đó, phụ nữ “đi xe an toàn hơn” là do họ ít bốc đồng hơn, ít bia rượu hơn thôi, chứ nếu có sự cố, họ xử lý kém hơn đàn ông vì bản thân họ đã tự đặt mình vào tình huống khó hơn đàn ông rồi.

Ba. Cũng vì cứ ngồi lên xe là vào thẳng số cao, xe mất đà dừng hẳn ở đèn đỏ cũng không về số… là một thói quen xấu làm cho xe kém đi rất nhanh: tất cả cái xe phải hoạt động lúc nào cũng gồng hết cả lên. Chị em thử tưởng tượng, ông chồng của chị em cao 1 mét bảy mươi và nặng tầm 50 cân, nhưng bắt cõng chị em tuổi hồi xuân xêm xêm bảy chục ký, đố ông ấy cõng được, có mà sụn lưng. Nhưng nếu chị em ngồi lên cái xe đẩy bảo ông ấy đẩy, chắc chắn ông ấy đẩy được.

Biết đối xử tốt với ông chồng thì cũng nên đối xử tốt với xe máy.


Bốn. Đã không biết đi, sợ sệt lại không chịu hoàn thiện kỹ năng điều khiển, chị em lại thường ít biết chăm xe. Chuyện đơn giản thôi: rửa xe, thay dầu, bơm lốp, xiết ốc vít (khâu này cũng hãn hữu thôi)… nhưng thường bị bỏ bê. Làm tóc làm móng hết nửa ngày, thời gian đó nhờ ai đem xe đi cho nó cũng được chăm sóc luôn. Đừng nhờ thằng nào nó đi đổi phụ tùng là được.

Bảo dưỡng ông chồng bằng trứng vịt lộn được thì cũng bảo dưỡng xe máy được chứ!

Năm. Đi cái xe của những ông thanh niên biết sử dụng, chăm sóc, lại đi xe giỏi, rất sướng. Mình đi xe gì cũng thế, cả xe đạp xe máy ô tô… đều rất chăm xe, lại cẩn thận khi điều khiển. Đi xe là phải có nhanh có chậm, tăng tốc giảm tốc, chuyển số phù hợp “tốc độ nào, số ấy”, xe mới bền, máy chạy ngọt ngào, trơn tru. Xe của các cụ già chạy mãi một tốc độ, trông thì mới nhưng ngồi lên đi rất chán. Xe của chị em cũng vậy, trông thì có thể bóng bẩy, nhưng ọp à ọp ẹp và rất lọc xọc.


Sáu. Vì thế nên chị em và người già, đi xe chỉ cần thận chuyện giữ gìn đâm đổ thôi, chứ về khâu điều khiển và chăm sóc, không ăn thua.

Lên mạng đọc báo xem rao vặt bán xe, thấy câu “Xe rất đẹp ngon tốt, nữ / người già đi ít sử dụng, giữ gìn…” thì chưa chắc đã phải là xe thực sự tốt…

Bảy. Có tin đồn xe YAMAHA “ăn xăng” hơn HONDA, không hẳn. Với điều kiện công nghệ của các hãng hiện nay là đồng đều, thậm chí YAMAHA, SUZUKI và KAWASAKI đều có nhiều điểm vượt trội HONDA về công nghệ, thì điều đó không hẳn là đúng. Chị em bắt ông chồng hoạt động quần quật cả ngày cả đêm, nhưng không cho ăn trứng vịt lộn mà chỉ mỗi bữa cơm nguội cầm hơi thôi, có mà “chạy” được khối ra đấy. “Ăn đói nằm co, ăn no vác nặng”, xe HONDA ăn yếu chạy yếu là đúng rồi còn gì.

Tám. Cũng chính vì hệ thống thay đổi tỉ số truyền / lực kéo của xe tay ga là tự động, nên hiệu suất của nó bao giờ cũng thấp hơn của xe số. Cùng với cách đi xe của bà con ta hiện nay là tranh cướp, không ai nhường ai… nên cái xe có quả tim ngày càng phải to lên. Ngày xưa xe 50cc là chủ yếu, trải qua 70, 90… rồi 100cc thấy to lắm. Bây giờ đến cái xe SH chuyên chở cơm hộp bên Italia cũng phải 150cc… và thường là xe ga bao giờ quả tim cũng phải lớn hơn xe số một tí, như ngày xưa xe Dream 100cc phải có Spacy 125cc, nó mới bù lại được hao tổn do bản chất kỹ thuật của nó mang lại.

Và cũng chính vì thế mà mấy chú nhóc trèo lên được cái SH, Liberty rồi phóng hồng hộc đè đầu cưỡi cổ người khác, không có gì là tài năng cả, cái người đi xe máy giỏi là người điều khiển nó một cách tinh tế, lúc cần nhanh, thì nhanh, lúc cần nhường nhịn, thì chậm, đi đến nơi, về đến chốn, xe bền, tốn ít xăng. Phóng hồng hộc chỉ có lên nóc tủ ngồi là nhanh thôi mà.

Nhìn mấy chú nhóc đi xe to xe đẹp nhưng vô trách nhiệm tạt đầu đè đuôi người khác, không đẹp bằng mấy anh thanh niên “tư chất” tóc dài rũ rượi người cả tuần không tắm chạy Min-khơ…

(Hình ảnh trong bài chỉ có tính chất minh họa)

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment