Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Friday, August 8, 2014

Có thể chúng ta chưa để ý… thì bây giờ để ý! – 1

Nùng Trí Cao
Một. Dân tộc Choang ở Trung Quốc là dân tộc thiểu số nhưng đứng thứ hai về dân số sau người Hán (khoảng 18 triệu người, chiếm 1,27% - số liệu theo Wiki). Người Choang tập trung phần lớn ở tỉnh Quảng Tây nên quy chế của khu vực này vừa là Tỉnh, vừa là Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Người Choang ở Trung Quốc cũng chính là người Tày và người Nùng ở Việt Nam.

Trước đây, dân tộc Choang được viết bằng chữ “” (Âm Hán Việt là “Tráng”) có bộ “khuyển” bên trái, bên phải là âm “tóng” nghĩa là “loài chó hoang”, một cách gọi có tính miệt thị dân tộc. Sau năm 1949, để xử lý ổn thỏa vấn đề dân tộc mà Chính phủ Trung Quốc thống nhất dùng chữ “” (Vẫn là “Tráng”, nhưng có nghĩa là mạnh mẽ, cường tráng) để chỉ dân tộc Choang. Dân tộc Choang hay Tráng có nhiều tên gọi như Bố Tráng, Bố Thổ, Bố Việt v.v... Sử cũ gọi là "Tây Âu", "Lạc Việt", "Điểu Hử" v.v... sau đây xin gọi người Tráng chung cho cả người Choang, người Tày và người Nùng.

Anh hùng dân tộc của người Tráng là Nùng (hay Nông) Trí Cao, ở vùng Cao Bằng từ thời Lý (Việt Nam) và Tống (Trung Quốc), ông đã dựng cờ độc lập và thành lập một quốc gia riêng ở quãng gần Nam Ninh bây giờ, nhưng sau bị nhà Tống tiêu diệt. Nếu lớn mạnh được thì bây giờ có cả nước Tráng làm đệm giữa Việt Nam và Trung Quốc không chừng. Bây giờ Nùng Trí Cao vẫn được thờ ở Cao Bằng.

Học được một số câu tiếng Tày ở Bắc Kạn – Cao Bằng, sang Quảng Tây nói với anh cu người Choang, nó vẫn hiểu. Ở Việt Nam sau này, họ Nông có người còn lên đến chức Tổng Bí thư, to như một ông vua luôn, không ai to hơn.

Hai. Trong số các dân tộc được công nhận ở Trung Quốc, có người Kinh (). Người Kinh này, chính là người Việt Nam chúng ta, di cư lên phía Bắc vào thế kỷ 16. Sau Hiệp ước Pháp – Thanh 1887 và 1895, vùng đất định cư của người Kinh được xác định thuộc về Trung Quốc (ở quãng thành phố Cảng Phòng Thành hiện nay, và một số làng gần thành phố Đông Hưng, Quảng Tây) và cộng đồng dân cư này là một bộ phận các dân tộc Trung Quốc. Ngoài việc chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán, cộng đồng dân cư này vẫn còn giữ rất nhiều phong tục tập quán của người Việt Nam, thậm chí nhiều người trong số họ còn nói tiếng Việt Nam. Con em của cộng đồng này nhiều người chọn chuyên ngành đào tạo là “tiếng Việt Nam”, vừa thuận lợi cho công việc, vừa dễ giữ gìn được nguồn gốc, truyền thống quê hương.

Hiện nay cộng đồng này có khoảng 28.000 người, chiếm 0,0021% dân số Trung Quốc.

Ba. Một đệ tử người Choang và một đệ tử khác người Kinh Trung Quốc đều nói tốt tiếng Quảng Đông, đều nói học tiếng Việt dễ, vì gần gũi với nhau. Xét về âm, tiếng Quảng gần gũi với tiếng Việt Nam hiện nay.

Tiếng Quảng Đông hay Bạch Thoại, theo âm Quảng là “Pạc Và”, bên Trung Quốc người ta còn gọi là “Tiếng Việt” (vì Bách Việt ngày xưa ở Quảng Đông mà) - thời cổ đại do Trung Quốc gọi vùng Lĩnh Nam là Việt (越), thường viết là Việt (粤). Do đó nếu nói chuyện với người Trung Quốc mà nói: “Tớ vừa nói bằng tiếng Việt”  thì hắn sẽ hỏi “Tớ biết tiếng Việt mà sao tớ nghe không hiểu?”. Vì thế muốn họ hiểu đúng, phải nói: “Tớ vừa nói tiếng Việt Nam.”

Bốn. Có nhiều giả thuyết cho rằng Bách Việt mới là nguồn gốc – cái nôi của nền văn hóa Hán phát triển rực rỡ sau này. Kinh Dịch cũng là sản phẩm của người Việt chẳng hạn… đồng thời ngay cả Lạc Long Quân cha của dân tộc cũng còn được chép trong truyền thuyết, là phát tích ở phía nam hồ Động Đình (Hồ Nam, Trung Quốc), và bây giờ thì cái hồ này đã được nhiều thuyết coi là cội nguồn dân tộc Việt.

Về địa lý hồi đó gần gũi đến vậy, thì chẳng có lý do gì mà không dám đặt giả thuyết như thế.

Trống đồng, một di vật nổi tiếng đã từ lâu được khẳng định là sản phẩm của người Lạc Việt, hay người Việt cổ, vốn sinh sống trải dài từ Nam Trung Quốc đến tận Thanh Hóa ngày nay. Trống đồng đào được ở khắp nơi, trong đó Quảng Tây là tỉnh đào được khá nhiều và ngay cả Đại học Dân tộc Quảng Tây còn lấy trống đồng làm biểu tượng cho mình. Ấy thế mà tỉnh Phú Thọ vốn tự hào là quê Vua Hùng, chẳng đào được cái nào, trong khi nhiều nơi có, đến nước ngoài còn đào được như Indonesia, Thái Lan, Myanma, Lào, Campuchia, Malaysia, Philippines và Nhật Bản.

Như thế người Việt Nam, chính xác là người Kinh hiện nay chính là người Lạc Việt cổ trong Bách Việt, qua hàng nghìn năm bị “đẩy đuổi” mà di dần xuống phương nam, còn dân gốc ở mảnh đất chúng ta đang sống, phải là người Mường ở Hòa Bình, Thanh Hóa kia…

Năm. Cái đảo Phú Quốc, cách đất liền Việt Nam mấy chục cây số, nhưng chỗ gần nhất chỉ cách đất liền Campuchia có 9 cây số thôi. Nhìn lên bản đồ, thử hỏi bà con nếu là dân Campuchia, bà con có thấy ngứa mắt không? Lại chả ngồi dụi toét mắt ra ấy chứ - chiếm được hòn đảo án ngữ ngay cửa nhà “nó”. Để cái xe máy ở cửa không ra không vào được vớ vẩn đã bị ăn chửi rồi. Công lao chiếm được cái hòn đảo này thuộc về ông Mạc Cửu (鄚玖, hay Mạc Kính Cửu (鄚敬玖): 1655 - 1735); là một thương gia người Hoa lọ mọ sang xứ ta khai khẩn xứ Hà Tiên, Kiên Giang rồi mua cả đất của người Cao Miên, sau đó lại còn dâng cho chúa Nguyễn…

Phải chăng, một số người Trung Quốc, vẫn là người tốt?

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây

No comments:

Post a Comment