Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Sunday, April 13, 2014

Vụn vặt 12: “Smena”

Lomo Smena 8M
Năm mười một tuổi, không nhớ có ai đó tặng cho mình một món quà, chiếc máy ảnh cho thiếu nhi của Liên Xô “Smena” mới cứng. Sau một thời gian lèo nhèo, mẹ mình nhượng bộ, đưa ông con lên học lớp nhiếp ảnh Cung thiếu nhi Hà Nội. Sở dĩ tại sao lại có sự khó khăn và sau đó là nhân nhượng đó, là do hồi đó mua phim rất đắt, chấm hết, không có lý do gì khác hơn.

Mẹ mua cho một cuộn phim đầu tiên, và duy nhất, sau đó không có cuộn nào khác. Bây giờ nhớ lại đó là một khoản tiền lớn, mà mẹ phải khâu không biết bao nhiêu cái áo len. Học trên Cung thiếu nhi, có thày Đô thỉnh thoảng giảng chữa cháy, còn thì phần lớn có các cụ gạo cội mà yêu trẻ, lại có các chú bên Thông tấn xã sang giảng. Học từ cách “đo sáng f/16” đến đủ các thứ, nào là canh nét bằng điểm vàng, lát cắt, học về phim về giấy, học về buồng tối và thuốc hiện hình… nhưng hầu như đều học chay.

Rửa ảnh rất đắt, nhưng hoàn toàn không phải là tai họa, vì cả năm mới chụp hết một cuộn phim đó, tráng ở Thông tấn xã chỗ Trần Hưng Đạo, về giơ lên ngắm nghía và phát hiện ra… chỉ phải rửa có vài ba tấm ảnh. Coi như là “thời lomography” không có sản phẩm.

Bốn năm sau, lần đầu tiên được chụp máy SLR: một chiếc Praktica không rõ là MTL-3 hay MTL-5 gì đó, do anh ruột một cậu bạn tên Quang học cùng từ hồi cấp hai, nhà trong khu tập thể Đại học Bách Khoa, mang ở Cộng hòa dân chủ Đức về. Lúc này so với thu nhập, thì đã rẻ hơn nhiều và tự mua được một cuộn đen trắng bằng tiền để dành – đâu như ISO chỉ khoảng 60 hay 100 gì đó thì phải. Mình nhớ, lúc mượn được máy thì khoảng mùa xuân, ra Tết, trời còn lạnh. Mang máy ảnh đến lớp, trong giờ Văn vác ra chụp ông thày dạy Văn, thày Thụy (nay thày đã mất và cả chúng ta, chẳng mấy chốc cũng thiên cổ cả thôi), đang hỏi bài ông bạn Minh “trâu” đứng trên bục. Giơ lên và “phộp” – tấm này hồi đó được coi là hỏng vì phim ISO thấp, chụp không đèn trong lớp học, mùa xuân trời mù nên rất tối. Về căng mắt lên nhìn phim mới thấy hình thằng bạn và ông thày mờ mờ.

Thằng Quang cứ giục xong xóc, là chụp nhanh tao còn lấy máy. Mình thì chụp mãi mới hết, đến tận hè lúc nắng to… kèm theo bài này là một tấm ảnh duy nhất còn lại vào thời đó, chụp hai thằng bạn cùng ông em trai của mình, lúc đó còn bé tí…

Sau này các “ông anh” đi học đi làm ở Liên Xô về còn tiêm nhiễm cái hố vôi tráng rọi đen trắng, nhưng có mấy điều kiện tiền nong, thời gian mà làm đâu.

Nhưng cái “hố vôi” được đào từ thời “Smena” thì còn nguyên.

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây

No comments:

Post a Comment