Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tuesday, April 29, 2014

Những thôn vùng cao

Ở các xã trên miền núi, thường có những thôn xung quanh trung tâm xã, độ cao khoảng 150 mét (so với mực nước biển Ấn Độ Dương), ngoài ra còn có các thôn ở các vùng núi cao hơn nữa, vài trăm mét đến cả nghìn mét. Người ta gọi những thôn đó, là những thôn vùng cao. Nhưng theo thiển ý của mình, tiêu chuẩn đó chỉ dành cho vùng miền núi thôi, chứ ở vùng đồng bằng, thôn nào mà cao tầm 5, 7 chục mét trở lên, đã là các thôn vùng cao rồi. Nghĩa là, trừ các khu tập thể cũ nát “xã hội chủ nghĩa” đang xuống cấp tệ hại, còn thì tất cả các “bất động đậy” chất ngất vòng quanh thành phố kia, đều là các “thôn vùng cao” tất.

Như thế, từ các phường như Trung Hòa, Nhân Chính, xã Mỹ Đình (vừa lên thành phường xong, còn chưa hoàn thiện bộ máy) ở rìa rìa thành phố đến các phường ở trong thành phố, rất nhiều phường có các “thôn vùng cao”, ngay sát chợ Mơ thôi, cũng đã có đến hai thôn: thôn Lilama và thôn “Caliphoóc Mơ” (mới cứng, vửa mới xây).

Vào thăm bạn ở một trong những khu xịn nhất của Hà Nội, cao đến mấy chục tầng cứ là chóng mặt, mà muốn vào phải đăng ký, chủ căn hộ phải thông báo xuống lực lượng “dân phòng thôn” mặc quân phục oai nghiêm, mới được vào. Chớm bước vào thang máy, thì cái cửa đóng sập, chém đúng vào “khúc đuôi” thò ra ngoài, đau điếng người. Một bà cụ mắt mũi kèm nhèm, nhe bộ răng đen cái bóng cái nhám, lại lỗ chỗ khoảng trống ra mà cười, “Hé hé, con gái bác dặn vào phải bấm cái nút này khi vào trong thang máy cho nó nhanh!”. Thế con gái bác chị ấy có dạy bác là nêu có người vào cùng thì phải bấm nút kia giữ cửa cho nó khỏi sập vào người người ta không ạ?

Khu đó xịn, còn đỡ. Nhiều khu, lên hành lang cứ là la liệt các thể loại người giúp việc mặc quần đùi áo ba lỗ, cứ ngồng ngỗng những cặp giò vùng chiêm trũng, buôn dưa lê toàn những chuyện mùa vụ, chuyện hội làng, chuyện thằng A chồng con B đi làm trên thành phố vác bệnh Sida về làng, chuyện đứa cháu đầu xanh đầu đỏ sau khi bố nó nhận tiền đền bù ruộng, nghiện chết rồi… đến đủ bà nội bà ngoại, cũng toàn mắt mũi kèm nhèm cả, tay cọ quèn quẹt cái tăm trên hàm răng, cụ thì phì phì và bôi nước quết trầu lên cửa thang máy…

Rồi kể cả là Royal hay Times City, cũng cùng cảnh ngộ thôi. Sống trong những khu xịn, là cái gì cũng phải nâng lên, cứ như là Tây ấy mà. “Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” – bố khỉ, thằng hàng xóm nó học ở tận Havớt về, mà bà cụ nhà mình thì đứng cạnh nó trong thang máy cứ nhai nhóp nhép vào tai nó, rồi gãi sồn sột là không có được.

Thế không nhẽ, bà cụ ở quê không ai chăm nom, cấm đưa lên Hà Nội mà được à? Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà, mỗi cảnh, ai cũng có những vấn đề riêng cần phải giải quyết. Nhà thì sử dụng dịch vụ người giúp việc theo giờ, mặc đồng phục, vào nhà cứ quỳ mọp như gái Nhật của Royal City được, nhà thì chỉ thích cái bà quần ống thấp ống cao, giọng thì trọ trà trọ chọe tận Nghệ An Hà Tĩnh ra cơ, cũng là chuyện bình thường thôi!

Nên nếu một ngày đi trong sân của Keangnam mà “ăn” cái vỏ chuối vào đầu, thì đừng lấy làm lạ. Bình thường thôi!

Hơn thế nữa! Ai thế nào không biết, nhưng mình thì đã từ lâu, hoàn toàn mất lòng tin ở các vị “trưởng thôn” và các “ban quản lý thôn” – kiểu tổ chức dịch vụ “made in Vietnam” ấy mà. Đến cư dân “thôn” Keangnam còn đi biểu tình chống tăng giá dịch vụ chết thôi, nữa là các khu “lìu tìu” hơn. Ấy thế mà người ta khen anh em nhà anh Vượng Vincom trong tổ chức dịch vụ lắm, hi vọng mấy cái “thôn” của anh ấy cư dân không phải đi biểu tình.

Hiện nay con số thống kê (không chính thức) của bà con nhân dân sống và làm việc ở Hà Nội (mở rộng) chắc khoảng mười mấy triệu, thực ra vùng ngoại thành kể cả các huyện của Hà Tây cũ, kịch kim được khoảng 3, 4 triệu chứ mấy. Nghe nói người ta tính, với số lượng “bất động đậy” xây kìn kìn trong thời gian vừa qua, lại còn một đống các dự án còn trong không khí chưa thực hiện được; nếu đúng lý thuyết mà được lấp đầy, Hà Nội sẽ có 40 triệu dân - gấp đôi Thượng Hải và khoảng gấp gần bốn lần Rio De Janeiro. Trừ đi khoảng 7, 8 triệu dân trong nội thành hiện nay, thì sẽ đủ chỗ ở cho khoảng 32, 33 triệu dân – nghĩa là dân chúng toàn miền Bắc sẽ nhung nhúc sinh sống ở nội thành Hà Nội.

Mà với cái quy hoạch chỗ nào cũng “cong mềm mại”, thì cái con số ba mấy triệu đó, đi lại vào chỗ nào? Không nhẽ ai cũng trèo lên “thôn vùng cao” mà ngồi chồm chỗm không thôi à? Cũng phải đi chỗ nọ chỗ kia, đi làm đi ăn chứ?


Vì thế, thật lòng mà nói, xin bà con đã lên Hà Nội lâu rồi hay mới lên vừa qua, có ý định định cư lâu dài hãy nghĩ kỹ. Ở đâu cũng có cơ hội sinh sống, làm giàu cả. Ở đâu con cái cũng có thể học hành được cả (làng quê, đầy làng tỉ lệ đỗ đại học “hơi bị” cao); còn với tình trạng y tế như hiện nay, thì Hà Nội có hơn quê mấy đâu… Kéo lên Hà Nội cả, thì các tình, các vùng quê, lấy đâu ra người mà xây dựng quê hương?

… chị chủ tịch xã trên Ba Bể, Bắc Kạn về Hà Nội chơi, thích quá mà bảo, không khí Hồ Tây có mà sống cả đời sung sướng… chị ơi em thấy ngược lại, có mà lên Ba Bể sống cả đời khỏe mạnh thì có… Hà Nội với khói xe, với tệ nạn, với tắc đường, với đủ các thứ… có mà lên cung trăng mới là sướng.

Dông dài thế thôi, chứ có mà khuân các cụ dưới quê lên “nuôi nhốt” liệu được ba bảy hai mốt ngày? Các cụ lại chẳng nằng nặc đòi về, “ở Hà Nội buồn lắm!”…

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment