Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Saturday, April 19, 2014

Nếu như ngày mai là chiến tranh…

Đó là tựa đề của một bộ phim của điện ảnh Xô-viết được làm từ năm 1938, nó được dựng vào thời kỳ đất nước Xô-viết đang cận kề trước một cuộc chiến tranh là bộ phận của một cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử nhân loại.

Lâu nay những sự kiện trên biển Đông, vấn đề “biển đảo” làm tăng dần lòng căm thù của bộ phận nhiều người dân Việt Nam với người láng giềng phương Bắc. Điều đó cũng phải, với “một nghìn năm Bắc thuộc”, với cuộc chiến tranh chúng ta vừa kỷ niệm 35 năm ngày nó bắt đầu. Ngay hôm qua thôi, sự kiện một số người Tân Cương xâm nhập trái phép lãnh thổ Việt Nam và khi bị bắt và trao trả lại phía Trung Quốc, người ta đã chống trả làm hai bộ đội biên phòng ta hi sinh – cũng đã làm dấy lên một làn sóng mới căm thù Trung Quốc. Đơn giản, người ta chỉ nhìn thấy một điều là “người Trung Quốc xâm nhập trái phép rồi bắn chết bộ đội Việt Nam” và hô hào trả thù. Có những ý kiến rất lớn tiếng: “Đánh bỏ mẹ bọn Trung Quốc đi!”. Đồng ý, nào chúng ta cùng giả định, “Nếu như ngày mai là chiến tranh” (vẫn với cái “bọn” giả định đó, người láng giềng phương Bắc) – và đây chỉ là cuộc chiến tranh quy ước thôi nhé, không có các yếu tố sử dụng vũ khí hạt nhân, hóa học hay sinh học. Vậy ngày mai sẽ ra sao?

Xin hình dung rằng, để tiến hành một cuộc chiến tranh, người ta đã nghiên cứu chán ra rồi đất nước của chúng ta, các mục tiêu cần đánh phá, đánh cái gì trước, cái gì sau; cái nào đánh bằng phương pháp nào… đầy đủ cả. Với một nước to oạch như người ta, đó có thể chỉ là một cuộc chiến tranh hạn chế, nhưng với nước ta, đã là cuộc chiến tranh tổng lực rồi. Chúng ta chỉ cần hình dung xung quanh Hà Nội thôi, vì với các thành phố lớn khác thì cũng tương tự mà thôi – tên lửa của họ đặt ở cực nam đảo Hải Nam bắn vào tầm Đà Nẵng thừa sức, thì đương nhiên, nếu họ triển khai được căn cứ ở Trường Sa thì chuyện đánh các mục tiêu trên toàn đất nước là hoàn toàn có thể xảy ra. Đất nước ta dài một dải, đánh khúc giữa đầu đuôi không cứu được nhau là căng lắm đấy.

Rồi, vùng Hà Nội sẽ ra sao? Đầu tiên chắc họ phang vỡ đập thủy điện Hòa Bình, nước lênh láng tràn xuống thủ đô mà lâu nay đã thấp hơn đáy sông Hồng, kèm theo đó các loại trạm biến áp hạ thế Ba La trong Hà Đông và một loạt các trạm khác… Hà Nội mất điện toàn phần. Các nhà máy nước có thể bị đánh, hoặc có thể không… nhưng mất điện cũng là đủ khốn đốn to rồi, nhưng nhiều khả năng họ cũng không tha. Bà con thành phố sẽ vừa mất điện, vừa mất nước. Cư dân trên tầng mười mấy sẽ đi bằng chưn, thở không ra hơi, lúc đó chỉ có ra công viên hoặc về nhà ông bà nội ngoại ở “dưới đất” mà tá túc.

Trước mắt, chúng ta sẽ chết đói, lâu nay có tích trữ cái thùng gạo to tướng đựng được mấy yến như trước đâu, mà chỉ mua 2, 3 cân một lần. Không những thế, dịch vụ bình ga, sẽ khó khăn hơn nhiều, vì đủ các lý do. Lên gác thượng mà đun củi chăng? Giá cả sẽ tăng chóng mặt, một quả trứng là 50 nghìn, không còn là 5 nghìn nữa, rau cỏ thịt cá từ các vùng ven đô, các chợ đầu mối sẽ không còn mang được vào thành phố, vì bà con thì không lên và qua cầu Thăng Long, Chương Dương… thì cầu không còn nữa. Làm sao người ta lại tha mấy cái cầu mà không nện cho quả tên lửa?

Tình thế này thì chỉ có nước về quê là còn sống được lá rau lá cỏ, vài sào ruộng con gà con qué ngoài vườn. Và thế là mười mấy triệu bà con đang sống, lao động học tập trên Hà Nội, chuẩn bị gói bọc để ùn ùn kéo về quê. Chồng nháo nhác gọi điện cho vợ, nhưng sóng di động đã mất, gọi máy bàn lúc được lúc không vì hệ thống chắc chắn vừa sự cố, vừa quá tải, ra đường thì tắc hết chỗ nọ đến chỗ kia vì người xe kìn kìn nháo nhác, hỗn loạn, lại nước ngập lênh láng khắp nơi… con thì đứa học đầu này, đứa học đầu kia thành phố, ai đi đón đứa nào, ai về nhà gói ghém đồ đạc… cứ là toán loạn hết cả lên. Mạnh ai nấy chạy, mấy chục năm trước còn có chuyện “sơ tán theo cơ quan bố mẹ”, bây giờ thì tư nhân hóa cả rồi, sơ tán theo ai? Theo Ủy ban Phường chăng? Thử ra đó xem có ma nào không hay cũng đang tứ tán hết cả đi lo cho bản thân gia đình? Nào, còn hô hào thủ tiêu “nắm đấm thép” nữa không – không phải “kinh tế Nhà nước làm chủ đạo” Nhà nước chẳng lo cho từ cái kim sợi chỉ à?

Rồi, cứ cho là đón được cả vài đứa con tụ vào một chỗ, đồ đạc hòm xiểng chất lên sẵn sàng chạy, ra đến đầu đường 5 thấy cầu vượt ngã lỏng chỏng, bêtông ngổn ngang xe đỗ ken cứng đố mà chạy, bỏ xe mà đi bộ, tí nó bắn cho quả tên lửa vào thì có mà chết hết. Mà có chạy được bằng xe chắc gì đã đi được xa, cây xăng chỗ còn bán, chỗ nhân viên cũng tản cư sạch bách rồi.

Ô kê, cứ cho là sức cùng lực kiệt cũng xà lết được về đến quê, nằm vật ra mà thở, ngày nào cũng ra trông trời trông đất, ngó lên thành phố nghe tiếng ùng oàng mà lo. Điện đóm, sóng sánh còn mất, lấy đâu ra internet với “Phây” mà chém gió chém bão, mù tịt về thông tin, cũng chẳng biết bao giờ chiến tranh mới lan về đến quê mà chạy tiếp…

Lại nên nhớ đi nhong nhong trên đất nước ta có hàng vạn người của họ. Trong số đó có bao nhiêu ông đặc nhiệm? Nó chỉ cần cứ trà trộn, vừa phao tin đồn nhảm, vừa giết người khủng bố reo rắc hoang mang đã đủ chết, chưa nói đến phá hoại các đầu mối đường sắt, đường bộ, các trạm điện thoại, phát sóng, các trạm biến thế từ bé cỡ chuồng chim ở đầu đường đến các trạm to to cấp cho cả Phường…

Rồi, vĩ mô thêm tí đi. Lâu nay chúng ta càng ngày càng ít ruộng, đâm ra cũng càng ngày càng ít gạo đi – về quê thì cũng phải có mùa có vụ, ăn mãi cũng hết, rồi chiến tranh cũng chẳng biết thế nào – lấy gì mà ăn? Chuyện ăn còn đỡ, ở tầm Nhà nước, lấy gì ra mà đánh nhau, vũ khí tích trữ đủ hả? Ô kê thì đủ, nhưng nhiều cái trữ mãi cũng hết, mà cần thì phải đi mua, lâu nay chúng ta có sản xuất cái gì đâu, toàn mua từ… Trung Quốc cả; từ cái kim, sợi chỉ, quần áo chúng ta mặc, giày dép chúng ta đi, điện thoại di động chúng ta sờ vuốt và cả cái laptop đang dùng để gõ bài này… xin nhớ, một đất nước muốn duy trì được tình trạng chiến tranh, là phải có một nền sản xuất thực sự, và phải có lượng dự trữ ngoại tệ. Mà hai cái đó, cái đầu dứt điểm là khỏi phải bàn xem nó như thế nào; còn cái sau, nghe chừng cũng không lạc quan cho lắm… và chắc là cuộc chiến tranh của chúng ta sẽ kéo dài được từng từ vài tuần đến vài tháng, không lâu hơn đâu và kết cục như thế nào chắc không khó đoán.


Có thể có ý kiến rằng chúng ta trải qua mấy chục năm chiến tranh, đánh nhau tiếp à – muỗi! Không như thế đâu – đất nước thống nhất cũng đã gần 40 năm, và cuộc chiến gần nhất ở biên giới phía Bắc cũng đã cách khoảng 25 năm. Lâu nay chúng ta đã quen sướng hơn nhiều rồi, tất nhiên bản năng sinh tồn thì kiểu gì chẳng sống được, nhưng nhiều cái khác đi lắm rồi nhé – lâu nay đến người nước ngoài đến Việt Nam còn kêu lên là sao người Việt Nam bây giờ lười thế - chúng ta cứ thử ra xem quán cà phê, nước chè vỉa hè… trong giờ làm việc có đông ngập người không. Liệu chúng ta có thể tiến hành chiến tranh với những cách sống như thế?

Đấy, cứ tạm hình dung thế thôi, trên thực tế, có thể không đến mức như thế, nhưng cũng có những cái còn tệ hơn thế. Vì thế, “Đánh bỏ mẹ bọn Tàu đi!” thì cũng được thôi, nhưng cũng nên hình dung, “Nếu như ngày mai là chiến tranh” nó sẽ như thế nào…

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây

Chú thích: Phim “Если завтра война” – xưởng Mosfilm 1938, Đạo diễn Efim Dzigan, Lazarus Anzi-Polovskij, Georgiy Berezko; tác giả kịch bản Efim Dzigan, Mikhail Svetlov, Georgiy Berezko; vai chính do Vsevolod Sanaev đảm nhiệm.

No comments:

Post a Comment