Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, April 17, 2014

Chùa Thiếu Lâm Tung Sơn

Chùa Thiếu Lâm Tung Sơn (Song Shan 嵩山), cách thành phố Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam 70km. Nếu như đã xem phim “Thiếu Lâm Tự” của Lý Liên Kiệt đóng từ năm một nghìn chín trăm lâu lắm, thì có thể thấy một số cảnh quay ở chùa này.

Chùa tọa lạc trên núi Thiếu Thất trong dãy Tung Sơn tại huyện Đăng Phong thị là một trong Ngũ Đại Danh Sơn ở Trung Hoa, trải dài 80 km theo hướng Tây – Nam nằm giữa hai thành phố Trịnh Châu và thành phố Lạc Dương, địa danh nổi tiếng trong tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung.

Từ thành phố Trịnh Châu, đi xe đến thăm Chùa Thiếu Lâm chỉ mất 1 giờ, nhưng đã đi theo tua là người Tàu cũng như ta, hay cho khác “tạt té” vào những quán bán… thuốc ê, hay đồ lưu niệm. Ví dụ như cửa hàng đá phong thủy, tha hồ mua chọn – còn anh cu người Trung Quốc đi cùng thì hỏi, anh biết bên Việt Nam có ai mua dây chuyền công nghệ sản xuất đá này không, em muốn bán sang… Hà Nam nằm ở đồng bằng Trung Nguyên giữa hai sông Trường Giang và Hoàng Hà, vốn nổi tiếng thiếu nước, khô hạn.

Trước khi đi đến Chùa Thiếu Lâm, phải rẽ vào Đền thờ đạo Lão, đúng đặc trưng Trung Quốc “tam giáo đồng quy”, người dân chẳng phân biệt cứ đi lễ một lèo từ Lão Khổng đến Phật. Vào trong Đền có thể thấy các vị ăn mặc như Đạo sĩ đi lại, quét tước, thắp hương… cũng có ông “Đạo sĩ” mời chào bà con “xóc thẻ” như bên ta có xóc thẻ ở chùa vậy. Thăm đền, có thể xem phiến đá người ta đặt ở đúng điểm được gọi là “Trung tâm của Trung Nguyên” (Trung Nguyên là cái gì, xin hỏi anh Gúc có thể gõ từ khóa “Khổng Minh chiến Trung Nguyên”, chứ đừng hỏi anh Đặng Lê Nguyên Vũ). Trong sân đền một ngày sét đánh gẫy ngọn một cây cổ thụ, lộ ra một đoạn cây đúng hình Phật Quán Thế Âm, và người ta để lại để thờ cúng ngay trong sân đền của các Đạo sĩ.

Sang chùa, đọc lịch sử mới biết rằng chùa bị đốt phá, là chuyện hư cấu, chùa này còn nguyên từ khi mới được xây dựng, và bây giờ thì người ta quy hoạch thành cả một quần thể trường học nội trú võ thuật, cũng có nhiều gia đình Việt Nam gửi con sang học, thậm chí có cả mấy anh Tây. Đến giờ thì cả cái sân to, trong đó thấy có khoảng 4 cái sân bóng đá, cả chục sân bóng rổ, thêm chục sân tennis nữa, bạt ngàn cả vạn chú võ sinh tập võ đánh đấm vù vù, hô hét vang trời. Chính các chú võ sinh này được chọn vào đội biểu diễn, cứ 45 phút có một suất diễn trong nhà, một suất kéo dài 15 phút diễn miễn phí cho khách du lịch xem.

Một khu du lịch sạch, đẹp (sọt rác cũng làm bằng đá khá… cổ kính, hi hi), được cái người Trung Quốc đi vào tham quan cũng khá trật tự, không ồn ào.

Trên đường đi vào chùa có thể thấy dấu tích của các hang hàm ếch người ta đào vào chân núi để các vị sư ngày xưa vào đó luyện công hay bị phạt nhốt gì đó, Trong chùa, còn những gian nhà luyện võ sàn nhà lồi lõm do mấy trăm năm các vị sư giẫm chân; còn ngoài chùa cũng có các tháp nơi chôn cất các vị cao tăng…

Xem toàn bộ các ảnh ở đây

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment