Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, March 27, 2014

Thần chú

Tôn Ảnh Phật Dược Sư 
Theo Mật Tông
Sau khi viết bài “Mộc tồn luận” và post, trên Facebook có một bác dẫn link sang một bài báo “Tại sao không nên ăn thịt chó” – mà theo đó, thì Cụ Hòa thượng Thích Thiện Tấn  thuyết phục Phật tử: "Chó nó ăn bẩn, ăn cả đờm dãi máu mủ... rồi chén thịt nó vào thì..."

Mình có viết về việc này: “vậy bao năm nay chúng ta bón phân bắc phân chuồng vào lúa, cũng là ăn phân khi ăn cơm ăn gạo... chẳng phải vậy sao?” – ý là con vật nào cũng có khả chuyển hóa của nó, vả lại khái niệm “sạch”, “bẩn” cũng là tương đối thôi, vì có những thứ con người ăn được mà con chó không ăn được, không chừng chó nó nhìn người ăn mà nghĩ: “Chà, cái con người này, bẩn thế mà cũng ăn…”

Đến đây mình nhớ ra một chuyện nghe được mà chưa được kiểm chứng – rằng những người mê uống rượu rắn, cả ăn thịt rắn; đến lúc chết rất đau đớn, khó chết an lành. Người ta còn nói thêm, là nọc rắn bao giờ cũng tan và tồn tại trong rượu không nhiều thì ít, vào cơ thể tích tụ bên trong và đến lúc chết mới “quậy”. Nhưng theo Phật pháp thì riêng việc sát sinh cỡ đó, thì cũng đủ “khó chết an lành” được rồi.

Trong bài báo có ảnh Cụ Thích Thiện Tấn đang “trì chú” vào một bức tượng – Cụ làm như thế nào, làm thế để làm gì… không biết, không dám lạm bàn. Nhưng có một số chuyện đọc “chú” có thật xin được kể lại ở đây.

Một người quen của gia đình, cô ấy là giám đốc một Công ty Cao su trong miền Nam – bị phát hiện ung thư, xác định đúng 100%. Bác sỹ sau khi giả kết quả, có vô tình nói một câu “Chị bây giờ chỉ có Phật cứu”. Cô ấy về đến Chùa và xin với Thày trụ trì cứu. Thày bảo: “Thày có biết chữa bệnh đâu, chỉ biết niệm Phật thôi” nhưng do cô ấy vật này ghê quá, Thày quyết định giúp bằng cách lập đàn để cầu trong 49 ngày cho cô ấy khỏi bệnh chỉ với một điều kiện duy nhất là phải tin tưởng tuyệt đối. Trong đó có việc “trì chú” vào nước uống của cô ấy: “Chú Dược sư” và “Chú Đại bi”, đủ 108 biến. Sau 49 ngày, cô ấy đi làm xét nghiệm lại và hoàn toàn không thấy dấu hiệu của ung thư ở đâu cả - các bác sỹ cũng coi đây là một chuyện kỳ diệu. Có lẽ, cô ấy được Phật cứu, tất cả đều là một cái chữ “duyên” kỳ diệu, từ câu nói vô tình của bác sỹ đến việc cô ấy gặp được Thày trụ trì ở chùa đã hết lòng với mình.

Câu chuyện thứ hai vừa mới đây thôi, có một bác trên Facebook chat hỏi, rằng lúc trước đọc Kinh thì thấy tâm thần minh mẫn, sảng khoái… nhưng từ ngày đọc Chú Đại bi, thì cứ đọc buổi tối, đêm gặp ác mộng rất sợ. Mình đã nghi nghi… và hỏi lại thì đúng thật, có ai đó khuyên bác ấy đọc Chú Đại bi để trừ ma, trừ tà. Điều này đúng, nhưng chỉ cần hiểu đơn giản như thế này thôi: không phải cứ bạ cái là người ta có thể bị ma ám, tà ám… gì đó đâu, (ma gì mà dễ ám thế!) mà chính là cái việc chúng ta sợ bị ma ám, rồi lôi Chú ra đọc, và chính chúng ta bị ám ảnh mà dẫn đến bị ác mộng.

Trích: “Chú: thuộc về mật giáo, không thể giải thích ý nghĩa, nhưng có một tác dụng nhất định trong tâm thức chúng ta, giúp chúng ta điều trị được một số tâm bệnh, một số trạng thái thần kinh hoang tưởng hoặc si ám...”  (Wiki tiếng Việt)

Cụ Hòa thượng Thích Thiện Tấn đang
trí chú vào một bức tượng
Như vậy “Chú” là để tác động vào tâm thức của chính chúng ta, vậy với người phàm chúng ta chưa đạt được một bậc tu nào đó, thì đừng hy vọng dùng “Chú” để đuổi tà ma ở ngoại lai đang “lảng vảng” quanh ta, mà có khi lại có tác động tiêu cực đến chính tâm thần của chúng ta vậy. Việc sử dụng “Chú” để tác động đến một đối tượng bên ngoài, là dành cho những bậc tu hành có “thần thông”, việc đó ngoài khả năng bàn luận của mình…

Nhưng chuyện “ác mộng” là có thật, và mình đã rất chân thành khuyên bác ấy là nếu đọc Kinh thấy tốt, thì cứ đọc, đọc Chú thấy ác mộng, thì dừng, đơn giản thế thôi mà! Và học Phật cũng được khuyến khích đọc Kinh hơn là đọc Chú.

Mặc dù, trong Kinh, thì thường có Chú, như Kinh dược sư, có kệ và cả một đoạn Chú trong đó – không sao cả, có thì đọc.

Chuyện cuối cùng. Khi con trai mình nhỏ tầm 2 tuổi thôi, rất thích nghe bà ngoại đọc kinh, nó thích nghe Kinh Pháp hoa, và cả Kinh dược sư nữa. Bà bảo: “Nếu trong nhà có người ốm, bà sẽ đọc bài đó cầu chóng khỏe” – cậu bé thường gọi đó là bài “Bà già” vì trong đó có từ nào đó nghe như “Bà già”. Có lần, hắn bị một sự cố cực kỳ nghiêm trọng về sức khỏe, do bị dùng nhầm thuốc. Khi đưa cậu đi bệnh viện, cậu đã thiếp đi, nhưng vẫn cố dặn bà: “Bà đọc bài “Bà già” cho con nhé!” – lúc đó cậu ta mới hai tuổi rưỡi. Lúc nghe nó nói, nước mắt mình trào ra. Lúc con ốm, thấy nó càng ngoan, thì lại càng thương. Đến bệnh viện, bác sỹ bảo chỉ chậm một lúc nữa thôi là nguy to rồi.

Cũng có thể giải thích là số của con mình nó chưa chết, hoặc rất nhiều cách giải thích khác. Nhưng có một điều mình có thể nói khá chắc chắn, là anh cu nhà mình nó đã rất tin tưởng vào Phật, từ lúc sinh ra đến tận bây giờ, mỗi tối trước khi đi ngủ đều lên gian thờ niệm Phật với bà của cậu ta. Với gia đình mình, đó chính là cái phúc lớn nhất có thể có được.

Vì thế đến bây giờ, gia đình mình không giàu có gì, nhưng nhìn xuống thấy còn sướng hơn biết bao người, và cái chính là có chỗ dựa tinh thần cực kỳ tốt, là Phật pháp, cả nhà, không trừ một ai. Đó là điều không gì bằng, thân tâm luôn cảm thấy an lạc, vui vẻ…

P.S. Chuyện cô giám đốc Công ty Cao su, nếu ai đó muốn biết những thông tin cụ thể hơn, có thể gửi email hoặc nhắn tin trong Facebook.

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây  

No comments:

Post a Comment