Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Monday, March 10, 2014

Ba mẹ đổi tên cho con được không?

Gia đình bác
Đặng Thị Tèo
Cậu cả vừa vào lớp Một được mấy hôm, có một số bạn học cùng từ mẫu giáo lớn chuyển trường khác, lại có một số bạn khác nhập học cùng lớp Một với anh chàng. Một ngày, chú nhóc về hỏi ba:

- Ba ơi, tại sao tên con lại là “Bôn Ba Nhi Bá”? Con không thích tên đó đâu ba ạ.

- Thế con thích tên là gì?
- Con thích tên nào dài cơ, như bạn H. M. ở lớp con ấy. Tên bạn ấy là L. T. H. M. đấy. Còn em gái bạn ấy thì tên là L. N. Ch. O. Con thích tên là Hoàng Long, như hãng xe Hoàng Long mà ba cho con đi chơi Hải Phòng ấy…
 - Con không thích tên “Bôn Ba Nhi Bá” của con à?
- Không ba ạ.
- Con biết không, tên của con là do ông ngoại con đặt đấy. Ông đặt tên con như vậy là mong con sau này thật cố gắng để phát huy được hết tất cả những cái tốt đẹp ở bên trong con (đương nhiên là mình sẽ không viết tên thật của cậu cả ở đây. Ông ngoại cháu theo Đạo Phật, nên đã chọn cho cháu một cái tên nghe rất giản dị, nhưng không kém phần ý nghĩa, thú thực mình và bà xã rất thích cái tên đó của cháu, vì nó ý nghĩa nhưng khá giản dị). Để ba kể cho con nghe, về một bác tên là Đặng Thị Tèo. Con nghe tên bác có đẹp không?
- Nghe buồn cười, ba nhỉ?
- Đúng thế, vì bác ấy sinh ra ở nông thôn, và bố mẹ bác ấy đặt cho bác ấy cái tên đó, ở quê người ta thường đặt tên giản dị như vậy thôi. Ấy thế mà bác ấy là một người chạy rất giỏi, một vận động viên. Hồi ba còn nhỏ, bác ấy đã là một vận động viên giỏi lắm, được rất nhiều giải thưởng, có cả ở nước ngoài nữa. Mọi người đều tự hào vì bác ấy…
Cậu cả tròn mắt ngồi nghĩ ngợi: “Vậy thì ba ơi, như ông Hoàng Long ấy, thì ông ấy có giỏi không?
- (Không biết có ông Hoàng Long thật hay không – cứ coi là có đi ) Ông ấy giỏi chứ con, lập ra cả hãng xe nổi tiếng thế cơ mà. Có điều là ông ấy làm cho tên ông ấy nổi tiếng chứ không phải cái tên của ông ấy làm cho hãng xe ô tô có nhiều xe như thế đâu con ạ. Vì thế, nếu sau này con học giỏi, trở thành người làm được nhiều việc tốt, làm cho ông bà, ba mẹ và cả những người khác nữa, như cô giáo của con, bạn của con… tự hào thì con không cần phải có một cái tên khác đâu con ạ.

Một số năm trở lại đây, kinh tế xã hội phát triển, nhà nhà đầy đủ hơn, người ta không còn phải lo ăn no mặc ấm nữa, mà đã bắt đầu biết ăn ngon mặc đẹp, hình như, người ta cũng cầu kỳ hơn trong nhiều chuyện, nhất là chuyện đặt tên cho con. Mình có người bạn tên S., cậu cả của anh ta cùng tuổi cậu cả nhà mình. Hồi chú bé ra đời, chú được hít thở ôxy của khí quyển đến nửa tháng rồi vẫn chưa được đặt tên, vì cha mẹ cậu ta còn phải đi xem thày xem bà gì đó, và cuối cùng cậu ta được thày bà đặt cho cái tên Ph.Ng.Kh., khá kêu. Đã đành, đặt tên con như thế nào là quyền của mỗi nhà, mỗi người. Nó thể hiện kỳ vọng của cha mẹ và gia đình vào đứa con vừa ra đời, không ai trong số chúng ta có thể can thiệp hay chỉ trích chuyện đó. Nhưng không hiểu sao, mình vẫn luôn luôn có đôi chút băn khoăn. Cũng chẳng nên theo các cụ, đặt tên con thật xấu cho ma quỷ đỡ bắt làm gì, ra đời tên bé xấu quá bất lợi. Nhưng chẳng phải tên quá kêu, quá đẹp làm cho bé thuận lợi hơn.

MC Tuấn Tú (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
Hồi tiểu học cho đến trung học, mình học cùng một bạn có cái tên Nguyễn Tiến Sỹ, bạn ấy khá thông minh, nhưng do điều kiện gia đình (con út trong gia đình bố chữa xe đạp đầu đường, mẹ đẩy xe mậu dịch đi bán kem, đông anh em, chẳng ai học hành, vào tù ra tội phần đông) nên học rất kém. Mỗi một lần bị xướng tên, vài người nói ra miệng, còn thì 100% mọi người đều nghĩ bụng “tiến sỹ gì mà học dốt thế!”. Rồi gần đây, ở gần nhà mình có gia đình một bạn trẻ đến trọ, chú ấy tên Đại, người khá nhỏ bé, có vẻ rất thông minh và giỏi, làm gia sư ở nhà khá đông khách. Chú ấy chắc kỳ vọng con trai mình sẽ to cao, hoặc quảng đại gì đó nên đặt tên con là Đại Nhân. Sau này cháu bé nếu to cao, hoặc trở thành đại gia, hoặc được nhiều người kính trọng thì không sao, nhỡ mà cháu có một số phận không may mắn như thế thì thật mỉa mai. Tuy vậy, vẫn có những người mà cả tên lẫn người đều rất ổn, cho thấy bố mẹ đã không lầm khi đặt tên, như cái chú Tuấn Tú vẫn hay lên TV. Trộm vía, đúng là chú ấy tuấn tú thật, chứ nói dại mà chú ấy trông như ma dại thì khổ thân chú ấy quá. Đề nghị các bạn đã đặt cho con mình một cái tên “kỳ vọng” đừng chạnh lòng, vì như vậy các bạn chắc đã xác định được cho mình và gia đình một nhiệm vụ là tạo cho con những điều kiện tốt nhất để con phát triển. Mình rất mong những cái tên đẹp của các cháu sẽ đi kèm với những nhân cách đẹp, những con người tài năng. Lại nhớ đến câu chuyện “Được Bác đặt tên”, càng đọc, càng thấy thán phục sự sâu sắc, nhân văn của Cụ…

Được Bác đặt tên
Ở nông thôn ngày trước, nhiều nhà hiếm muộn đẻ con ra đặt tên đẹp sợ ma quỷ bắt đi nên phải đặt tên xấu xí. Lại có nhà quá nghèo, không để ý đến việc đặt tên con. Cu Nậy mẹ chết đói, cha bán con cho nhà giàu. Nậy bỏ trốn lang thang đi xin ăn. Nậy quên tên mình, đành lấy tên mới là Thểu. Vào bộ đội chiến đấu dũng cảm, anh được bầu làm “Chiến sĩ thi đua”. Bác nghe kể lai lịch liền cầm tay Thểu nói: “Bác cháu ta đi làm cách mạng để xoá bỏ kiếp sống cũ… Bác đặt tên mới cho chú là Thảo. Thảo cùng vần cũ, lại là hiếu thảo với nhân dân..” Lại như anh bảo vệ Thái Doãn Thiếp thưa thật với Bác rằng đẻ ra mình ốm yếu, nhà hiếm hoi, bố đặt tên Thiếp may ra khỏi chết yểu. Bác động viên: “Bây giờ chú ra dáng một chiến sĩ cảnh vệ khoẻ mạnh, không những cần mưu trí dũng cảm, mà còn phải lịch thiệptrong giao tiếp công việc nữa. Chú đổi tên là Thiệp thì hơn..”
 Xin đừng vì quá “phú quý sinh lễ nghĩa” mà đẩy con mình vào thế bất lợi cho cả cuộc đời.

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment