Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Monday, February 17, 2014

Báo “Hà Nội mới” đã ca ngợi tên tướng đã đánh Việt Nam năm 1979 như thế nào?

Tháng Chín năm 2008, chỉ trước thời điểm kỷ niệm 30 cuộc chiến biên giới Việt Trung nửa năm, trên báo Hà Nội mới, cơ quan ngôn luận của thành ủy Hà Nội có xuất hiện bài báo “Thu phục tướng tài” của Khánh Linh. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm cuộc chiến này, chúng ta lại có dịp ngồi nhìn lại những gì mà người Việt Nam ta đã đang và sẽ nhìn nhận về cuộc chiến, như một cái nhìn đa chiều.

Hứa Thế Hữu – tư lệnh quân khu Quảng Tây, người chỉ huy quân Bát Nhất đánh vào ba tỉnh biên giới Đông Bắc Việt Nam tháng 2 năm 1979. Dương Đắc Chí, tư lệnh quân khu Vân Nam, chỉ huy quân Bát Nhất đánh vào ba tỉnh biên giới Tây Bắc Việt Nam.

Cái cô Khánh Linh này chỉ đơn thuần dịch một bài trên mạng, chắc từ tiếng Anh của báo Trung Quốc. Xin nói cho rõ rằng loại bài như thế này bây giờ Trung Quốc họ có đầy, chúng được khuyến khích để tăng cường tinh thần dân tộc, Đại Hán. Chưa ai biết được rằng tính xác thực của chúng ra sao, nhưng đọc bản dịch của Khánh Linh thì thấy sặc mùi quân tử Tàu, kiếm hiệp rẻ tiền. Cần phải đặt câu hỏi là liệu cô ta có biết gì về Trung Quốc, về nền văn minh lâu đời ấy, về cái đất nước có lịch sử đẫm máu ấy không? Hay lại giống cái cô Thu Thuỷ Bích Thuỷ hồi năm kia, làm trang web cho bộ văn hoá, phụ trách văn hoá Nga mà chẳng biết gì về Nga cả???

Nhìn lại lịch sử, Trung Quốc hai lần chiến đấu chống ngoại xâm thì hai lần mất nước: lần thứ nhất mất nước vào tay quân Mông Cổ (lập ra nhà Nguyên), lần thứ hai, vào tay Rợ Kim ở vùng Đông Bắc (Mãn Châu Lý) lập ra nhà Thanh – nhưng cả hai lần hai Rợ này, do yếu kém hơn hẳn về văn hoá đã bị Hán hoá, thành hai triều đại của Trung Quốc. Ngoài ra thì lịch sử Trung Quốc là những cuộc nội chiến đẫm máu. Việt Nam ta tự hào vì có truyền thống chống giặc ngoại xâm, gì thì gì về lịch sử chúng ta oai hùng hơn đứt.

Do đó, “ông tướng tài” Hứa Thế Hữu đã quên trong lịch sử, “người đồng tộc” Đề đốc Hứa Thế Hanh trong đội ngũ 20 vạn quân Mãn Thanh đã bị quân Tây Sơn nện cho một trận như thế nào.

Trung Quốc cũng đã từng có nhiều tướng tài trong cuộc nội chiến Quốc - Cộng nhưng rồi chính cái ông Mao được ca ngợi trong bài viết trên đây, đã để cho bè lũ bốn tên xử lý. Cũng chính ông ta là người đã sáng tác ra cái chủ nghĩa mang tên mình – Maoist khét tiếng với những vụ Diệt chim sẻ, Đại cách mạng văn hoá…


Gần đây, Việt Nam ta rộ lên trào lưu dịch và xuất bản nhiều sách của Trung Quốc, trong đó có nhiều quyển ca ngợi những “thiên tài quân sự” của họ, rồi là những sách rẻ tiền như “Đọc Tam quốc luận bàn kinh doanh", phong thuỷ, bói toán… trên thực tế ngay cả ở Trung Quốc chưa chắc người ta đã đọc.

Nhưng ngay cả ở Trung Quốc vẫn còn có rất rất nhiều người, yêu quý Việt Nam, yêu quý Liên Xô, yêu nước Nga, yêu lý tưởng XHCN và lý tưởng Cộng sản cao đẹp, và do đó không phải ai cũng đồng tình với những nhà cầm quyền. Mọi âm mưu chính trị là đen tối, chỉ có tình người là mãi mãi xanh tươi.

No comments:

Post a Comment