Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, January 16, 2014

Tác dụng của Kấm đái bậy

Đi đường thấy cứ nhan nhản các dòng chữ “Cấm đái bậy” viết trên tường. Chuyện này, người ta đã bàn nhiều, và sẽ còn bàn chán chê mê mỏi nữa, chắc chắn chẳng bao giờ có điểm dừng.

Nhìn chung thì những dòng chữ như thế này thường được viết ở những nơi tương đối hoang vắng một tí. Rút ra được một kết luận như thế, làm chúng ta thấy ấm lòng hơn được một chút – rõ ràng là thủ phạm của vụ “đái bậy” vẫn còn một chút lương tri – chứ nếu mà “Cấm đái bậy” được viết ở những nơi đông đúc, toàn những “Con đường sạch đẹp nhất Việt Nam” chẳng hạn, thì hỏng hẳn rồi.

Lôi chuyện “đái bậy” ra để câu khách như thế thôi, chứ thật ra, là nói về cái sự “cấm” nói chung. Trong khoa học pháp lý thì có hai loại quy phạm pháp luật, loại quy định, mang tính hướng dẫn; và loại quy phạm “cấm”. Loại thứ nhất, xây dựng nó khó, vì thứ nhất, không biết quy định bao nhiêu cho nó vừa; cuộc sống thì bao vấn đề, bao điều thú vị, muôn màu muôn vẻ. Loại thứ hai, dễ hơn một tí – cứ quản lý không được thì ta “cấm”. Ấy thế, tưởng dễ mà chẳng hề dễ. Ranh giới giữa quy định “phải làm thế này, phải làm thế khác” với “cấm làm thế này, cấm làm thế khác” nó có sát nhau không hay là có một vùng đệm… hoặc là nếu vi phạm một trong hai kiểu trên, thì bị Nhà nước xử lý như thế nào… bà con học luật biết được cái sự xử lý ấy nó gọi là “chế tài” – nhưng phần lớn bà con ngoài ngành, không biết cái mỹ từ đó, và cũng chẳng cần biết để làm khỉ gì cho nó mệt.


Nói một cách nôm na về “vùng đệm” – chỗ “Cấm đái bậy” thì đương nhiên là cấm đái ở đó rồi, và nếu đái ở đó, thì đương nhiên là “bậy”. Điều đó cũng có nghĩa là phải đái ở đúng chỗ. Đái đúng chỗ, thì không bậy. Nếu mà vào nhà dân trình bày: “Bác ui, cháu mót đái quá, cho cháu đi đái nhờ” mà gặp bà chủ nhà đon đả: “Chú vào đái đi, bên trái gầm cầu thang, nhớ bật đèn không cộc đầu. Có vòi nước nóng đấy, rồi chú ra đây có khăn sạch!” thì chúng ta đã tiến lên đến xã hội chủ nghĩa lâu rồi. Sự thực thì bói cũng không ra những bà chủ nhà tốt bụng như thế - bà ấy lại chả gườm gườm nhìn xem thằng này vào nhà có chôm cái gì không, nhẹ thì nó thó cái điều khiển ti vi, nặng thì ngó ngàng đường ngang ngõ tắt, tối kéo cả bầy đến cắt khóa đánh thuốc mê…

… đi đường tìm chỗ đái cũng khó!

Thường thì một khi đã phải cấm, có nghĩa là đã bắt đầu bất lực trong quản lý rồi, nên có đưa ra lệnh cấm, thì việc thi hành biện pháp chế tài nếu người ta vi phạm lệnh cấm, cái sự thi hành chế tài “phạt phiếc” ấy cũng đã tiềm tàng không có hiệu lực rồi.

Ở xứ ta, cái chuyện cấm rồi bị nhờn, đã trở thành quá thường.


Về mặt quyền con người mà nói, người đã cấm người khác, đã là phải có một cái quyền gì đó rồi, thì mới ban hành lệnh cấm được. Bản thân chữ “cấm” đã bao hàm một ý rất nhạy cảm: hạn chế quyền và không gian sống của người khác. Khổ cái sang xứ ta, vì “cấm” đi kèm với “thiếu hiệu lực” nên cuối cùng, thì cái sự “cấm” ấy, thành ra như trò cười.

Thế mới có chuyện ai cũng thích đi cấm người khác. Trẻ con thì “Cấm đụng đến bố mẹ tao”; bây giờ thì đến người lớn từ “Cấm đái bậy” đến “Cấm đỗ xe ở cửa nhà tôi”.

Thành ra là người ta cũng thèm khát việc vi phạm lệnh cấm, coi như đó là một hành vi thể hiện cái tôi, yêng hùng… cấm đốt pháo thì nhiều làng quê, đốt pháo cả làng. Làng Nhân Lý, xã Tây Kỳ, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương, đốt pháo cả xã. Những người “thoát ly” lên Hà Nội, vào Sài Gòn… làm ăn được dịp thể hiện khi về quê ăn Tết, ngang nhiên đốt pháo. Họ không có cách nào khác để thể hiện sự thành công của bản thân. Thanh niên thì đi nhong nhong ngoài đường trên xe máy đẹp, đầu không đội mũ bảo hiểm, bất chấp quy định “đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm”. Xe càng đẹp, càng ngông nghênh.

Người ban hành lệnh “cấm” đã rừng rú, người ngang nhiên không chấp hành, còn rừng rú hơn, vì xét cho cùng, họ cùng một gốc rừng rú; “người Việt Nam rừng rú”.


Cái gì cũng thích “cấm”, cấm cả chém gió trên mạng, trên Facebook… và đe doạ phạt các “chém gió viên” đến cả trăm triệu. Xem ra, chỗ nào cũng “cấm đái bậy” rồi.

Cuối cùng thì tác dụng của “Cấm đái bậy” là để mọi người biết mà tránh – chỗ nào có chữ cấm, có nghĩa là chỗ đó khai thối nhất – cố mà tránh đi thật xa…

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây

No comments:

Post a Comment