Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tuesday, January 21, 2014

Mình kiếp trước nguyên là người Đức

"Không biết cha Tử Long có đúng giờ không nhỉ?
Hắn mà tranh thủ tạt té chỗ nào thì chết mình!"
Chuyện kể rằng thời Mạt Hán bên nước Tàu, có ông Gia Cát Lượng làm quân sư cho nhà Thục Hán, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý.

Dưới ngòi bút của tay chém thượng thừa theo quan điểm lề cừu, nhầm, lề phải La Quán Trung mà Gia Cát Lượng trở thành như người thần. Lập đàn cầu phong đánh hỏa công phá tan 80 vạn quân Tào Tháo lập nên trận Xích Bích đỉnh cao của thời Tam Quốc. Nhưng hôm nay chuyện không ở chỗ đó. Trước đó hàng tháng ông ta dặn chủ của mình là Lưu Bị hẹn ngày đó, giờ đó bẩu anh Triệu Tử Long đem thuyền sang đón. Lưu Bị nhớ lời dặn, y hẹn cho Triệu Vân chèo thuyền sang đón. Gia Cát Lượng sau khi xõa tóc đăng đàn cầu phong, xong việc rũ áo xuống đàn, lủi thẳng ra bến, thấy Tử Long đã đợi, lên thuyền biến luôn. Quân Ngô đã đuối đến nơi, nhưng không kịp để hại Gia Cát Lượng.

Thế nếu Lưu Bị quên, hay thất hẹn thì sao nhỉ? Hay anh Triệu Tử Long chỉ tỏ ý nghi ngờ tính toán của Gia Cát Lượng mà không sang, hoặc chậm trễ… thì chắc cái ông tính toán như thần kia, có mà nó băm ra thành cám.

Chuyện kể tiếp rằng, thời Kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2 (1285). Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đi đánh trận mang theo anh gia nô Dã Tượng, còn anh Yết Kiêu vốn nghề người nhái, nên cắm thuyền ba lá chờ ở bãi Tân. Thế giặc mạnh, ta chống không nối bèn rút quân, giặc truy kích sát sàn sạt phía sau. Dã Tượng hoang mang, không biết Yết Kiêu có chờ hay không? Ra đến nơi, thấy Yết Kiêu vẫn chờ. Cắm thuyền im phăng phắc, dù thời gian chờ đợi đã dài cả cổ. Hưng Đạo Vương cùng tàn quân lên thuyền đi thoát, đặng tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi. Về Yết Kiêu và Dã Tượng, ông nhìn trời và nói “Ôi! Chim Hồng, chim Hộc sở dĩ có thể bay cao, bay xa là nhờ ở sáu trụ xương cánh. Nếu như không có sáu trụ xương cánh ấy thì chim Hồng, chim Hộc cũng chỉ như chim thường thôi…”

Đó là chuyện xưa, người ta có thể hẹn nhau hàng tháng, hàng năm trời mà vẫn không sai hẹn.

Hàng năm cứ đến ngày 9 tháng Năm, ngày kỷ niệm Chiến thắng vĩ đại của nhân loại trước chủ nghĩa phát xít, những người cựu chiến binh Xô-viết lại tụ tập ở một điểm nào đó. Với những người già, họ ít liên lạc thường xuyên lắm, phần nhiều trong số họ như thế. Nhưng hàng năm thì cứ đến ngày lễ, họ đúng ngày đúng giờ đến nơi tập trung để gặp mặt đồng đội. Mỗi năm, lại một ít đi… và con cái họ thay thế. Đó là truyền thống, dễ hiểu. Nhưng cũng có những câu chuyện có thể là hư cấu, nhưng vẫn thể hiện một điều gì đó mà ta có thể biến thành bài học.

Nhân vật nữ chính trong “Không ngủ ở Seattle” (Meg Ryan vai Annie Reed) biết là 99% không gặp, nhưng vẫn đến Tòa nhà Empire State; không chỉ vì một sự hy vọng sẽ gặp ý trung nhân, mà còn vì lời hẹn với chú bé con Jonah. Đó là sự tôn trọng lời hẹn, là sự tự trọng.

Hai anh em kết nghĩa Yết Kiêu,
Dã Tượng trong một lần luyện voi
Điều đặc biệt là khi đã tôn trọng lời hẹn, thì người ta không cần phải xác nhận lại (reconfirm). Thời Gia Cát Lượng, Trần Hưng Đạo… thì lấy đâu ra điện thoại di động mà xác nhận. Vậy thời nay thì có cần không?

Mình vốn người đúng hẹn. Đã hẹn là đúng tăm tắp từng phút, và đương nhiên là nếu phải chờ người sai hẹn, chắc cũng có hạn thôi, không chờ cả ngày được. Chính xác và đúng hẹn “như người Đức” – như bà con hay nói.

Chuyện cũng không ở chỗ đó.

Có lần hẹn đối tác trước khoảng hai tuần. Đúng hẹn ngày giờ có mặt, không thấy ông ấy đâu. Chờ nửa tiếng gọi lại – ông ấy bảo “Ơ anh không thấy hôm qua hôm kia em không gọi lại để xác nhận nên anh coi như không có cuộc hẹn đó nữa!”.

Có lần khác, cũng hẹn trước đến cả chục ngày. Hôm trước hẹn đã bận hoa mắt, mà cái ông ngày mai mới hẹn cứ gọi nheo nhéo. “Mai vẫn thế chứ hả?” “Vâng, không có gì thay đổi anh ạ!” “Ơ thế sao chú không gọi cho anh?” “Em đã gọi, có nghĩa là có chuyện gì đó ảnh hưởng đến cuộc hẹn, còn nếu không gọi có nghĩa là đúng ngày đúng giờ em có mặt, vậy thôi”.

Ơ hay nhỉ, ở Việt Nam ta lại có lệ hẹn rồi, phải hẹn lại. Không hẹn lại, coi như không hẹn.

Hay kiếp trước mình là người Đức?

Ảnh trong bài chỉ có tính chất minh họa.

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây

No comments:

Post a Comment