Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Monday, November 18, 2013

Nước mắt chảy xuôi

TS Vật lý
Nguyễn Văn Khải
Các cụ nhà ta thường nói “Nước mắt chảy xuôi chứ có bao giờ chảy ngược”, cha mẹ thì yêu thương con cái, làm mọi thứ đến cùng cho con chứ con lo cho cha mẹ được đến kỳ cùng, dễ có mấy ai.

Câu ấy nói lên một điều về mặt vật lý, nước thì chảy từ chỗ cao, xuống chỗ thấp. Muốn nước mắt chảy ngược lên trán, vừa khóc vừa trồng cây chuối thì chắc là được.

Đùng cái vụ “Thẩm mỹ viện Cát Tường” có tin đồn sông Hồng đưa ngược xác người mất tích lên Việt Trì, báo chí lề “xe cán chó” của ta lại được dịp xổ lồng. Báo Đất Việt có vẻ nhanh nhạy, xông ngay đến hỏi Tiến sỹ vật lý Nguyễn Văn Khải và được cụ ấy trả nhời thế này:

Không có chuyện sông Hồng chảy ngược nên gia đình chị Huyền đừng tin vào những lời khuyên nhảm nhí để thêm tốn tiền, tốn của. Ở Việt Nam chỉ có duy nhất con sông Kỳ Cùng là chảy ngược lên phía Trung Quốc rồi mới đổ ra biển…

Nguyên văn bài báo ở đây.

Thôi có chuyện rồi nhé. Đã thế lên mạng đọc về sông Kỳ Cùng:

Sông Kỳ Cùng
“Sông Kỳ Cùng là con sông chính ở tỉnh Lạng Sơn, chảy sang Trung Quốc và là một chi lưu của sông Tây Giang. 

Bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1.166 m thuộc huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn Việt Nam, sông này thuộc lưu vực sông Tây Giang (Trung Quốc). Dòng sông chảy theo hướng đông nam - tây bắc qua thành phố Lạng Sơn. Cách thành phố này khoảng 22 km về phía tây bắc, dòng sông đổi hướng để chảy gần như theo hướng nam - bắc tới thị trấn Văn Lãng rồi lại đổi hướng thành đông nam - tây bắc trước khi rẽ sang hướng đông ở gần thị trấn Thất Khê. Từ thị trấn Thất Khê, dòng sông chảy gần như theo đường vòng cung, đoạn đầu theo hướng tây tây bắc - đông đông nam tới Bi Nhi, từ đây nó vượt biên giới sang Trung Quốc và dần đổi hướng thành tây tây nam - đông đông bắc để hợp lưu với sông Bằng Giang tại thị trấn Long Châu, Quảng Tây, Trung Quốc, thành sông Tả Giang, chi lưu phía nam của sông Úc Giang trong hệ thống tạo thành sông Tây Giang. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài khoảng 243 km, diện tích lưu vực: 6.660 km². Từ biên giới Việt-Trung sông chảy trên đoạn dài khoảng 55 km tới Long Châu. Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hướng đông nam - tây bắc sang Trung Quốc.”

Nguyên văn trên Wiki ở đây

Ngày xưa học địa lý Việt Nam thì ở miền Bắc, tất cả các con sông đều chảy theo hướng tây bắc – đông nam từ Trung Quốc sang Việt Nam rồi chảy ra biển. Câu chuyện đơn giản về những con sông là chúng bắt nguồn từ chỗ cao, rồi chảy xuống chỗ thấp. Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ đỉnh núi Bắc Xa là điểm cao nhất của khu vực, bình thường khi hình thành nên một con sông thì cứ chỗ thấp nhất nó chảy, lâu dần nó vạch từ một cái rãnh nhỏ trên mặt đất thành một con sông lớn, và càng đơn giản hơn nữa là nó tìm được điểm thấp nhất, điểm hợp lưu của nó là sông Bằng gần Long Châu, bên đất Trung Quốc.

Như thế nó chỉ có thể chảy ngược theo chiều treo cái bản đồ của chúng ta, tức là ngược lên phía trên trần nhà, chứ hoàn toàn không ngược về mặt vật lý trên thực tế.

Tiến sỹ vật lý mà có lúc phát ngôn chẳng kín kẽ chút nào.

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây 

No comments:

Post a Comment