Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Tuesday, October 29, 2013

Chuyện xe chuyện cộ


Một. Spacy và Yaris.
Đưa con đi học, có hai cô phụ huynh cũng được con đi học. Một cô xinh như Ấn Độ, mũi cao tóc dài đen da ngăm ngăm dáng cao thể thao, chân dài đến nách nhưng có vẻ không được mịn màng lắm (nào có được sờ vào đâu mà biết) - chính xác là cô này “đẹp trai”. Cô kia chẳng biết xinh hay xấu, da rất trắng như ngâm nước đã ba ngày, mũi tẹt mắt nông, lông mày thưa mặt gẫy đầy tàn nhang. Cả hai cô có một điểm chung là hôm đi Spacy trắng, hôm đi Toyota Yaris (chẳng nhớ màu gì nhưng khác màu nhau).

Ngày xưa hồi ô tô chưa là phong trào thì tiêu chuẩn của “gia đình hạnh phúc” nhiều khi là chồng, Honda Rebel CA125, vợ Spacy. Ngày nay thì chồng SH, vợ Spacy, LX… riêng về ô tô thì chồng Camry, vợ Yaris là đẹp. Đại khái tiêu chuẩn của xã hội Hà Nội ta là thế.

Hai. Ô tô đi Tết.
Đi làm dự án, doanh nghiệp hay phải “hầu” quan chức. Thằng thư ký của chủ tịch tỉnh, nhà nó Hà Nội. Cứ thỉnh thoảng nó lại mượn xe ô tô chở gia đình về quê. Rồi nó còn nhờ chở ông này bà kia đi lễ đi lạt. Khoảng 20 Tết âm lịch, nó đã gọi – nhắn nhe trước là “mượn xe đi mấy ngày Tết”. Mình trả lời, mượn lâu thế thì phải báo cáo Hội đồng quản trị. Nó hỏi: “Thế ông đi xe nào (của công ty)?” (Ý chừng bố trẻ này thấy khó khăn nên định “lừa khe” mượn xe của mình đây, khổ, mình làm gì có xe mà mượn!) “Tôi không có xe, và cũng chẳng đi xe nào của công ty cả!” – mình trả lời nó thế, mà nói thật luôn. Nó sững sờ, hỏi: “Thế Tết gia đình ông đi lại bằng cái gì?” “Chẳng bằng cái gì cả!” “Thật á?” “Thật chứ sao không thật!” “Thế không đi đâu à?” “Mấy năm trước thì có đi, đi đâu đi taxi, mấy năm nay những nơi cần đi thì đã đến chơi từ trước Tết rồi, nên gia đình dành mấy ngày nghỉ Tết để chơi, nghỉ ngơi trong gia đình với nhau, chẳng đi đâu cả. Nếu có đi, thì đi chơi xa luôn”.

Thằng cha không thể tưởng tượng nổi, tiêu chuẩn của nó là “Tết cũng cần có cái ô tô chưng diện” (như hồi bé, trẻ con phải có cả bộ quần áo giày mũ mới ấy mà), nay lại có thằng khác không theo tiêu chuẩn ấy của nó.


Ba. Vẫn chuyện ô tô đi Tết.
Chỗ chị xã làm có cô bé. Ra Tết quay lại công việc, nàng bức xúc “Năm nay nhà em phải mua ô tô thôi! Tết đi lại bằng taxi bực lắm! Gọi hàng chục cú điện thoại, chỗ nào cũng trả lời không có xe, nửa ngày không bắt được taxi. Nhà chị thế nào?” “Nhà chị ra đường đứng vẫy, tầm 5 phút bắt được xe!”. Hết chuyện.

Bốn. “Làm bất động sản phải đi ô tô”.
Mấy năm trước bất động sản trở nên “hót”, xông vào chuyện đó, cũng phải lên gân. Cố mua bằng được cái ô tô, bây giờ kinh tế suy thoái, nhà cố bán bằng được, nhà để cũng dở mà nuôi cũng dở, khi mà đã khó khăn thì cái gì cũng phát sinh khó khăn được.

Năm. “Cả nhà về ngoại/về quê phải có ô tô”.
Ông bạn nhà cuối ngõ, đi bộ ra đến chỗ gửi xe phải 700 mét. Nhà bố mẹ vợ trong làng, cũng xêm xêm như vậy. Nhưng cô vợ lên gân đề ra tiêu chuẩn, cũng phải theo. Bây giờ đi làm ô tô thành quen chắc thấy cũng bình thường, chứ thực ra, bản thân nó cũng đầy phiền phức.

Chú em làm cùng công ty, “ní nuận” cần ô tô chở cả nhà về quê. “Một năm chú về mấy lần? Tháng một lần à?” “Không ạ, một năm khoảng 2 lần.” “Thế thì thuê mẹ nó xe ngoài khỏe re, nó lái chở chú đi, chú thì ngồi phưỡn bụng như con cóc cụ!”

Sáu. “Mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu”.
“Hôm nay đi làm mưa rét, khổ sở vất vả quá. Biết thế học lái xe rồi chồng tặng cho cái ô tô có phải sướng không.” “Em không phải lái, có chồng tay lái cừ khôi đưa đi rồi.”. Một năm 365 ngày, có ngày mưa, có ngày nắng… biết vui với nắng với mưa là sướng hay cố chui vào cái ô tô để tránh cái khổ mới là sướng? Đi ô tô ở Hà Nội, sướng một vất vả chín, đẩy cái vất vả cho chồng, cũng là suy nghĩ hay.

Nhặt nhạnh vài chuyện xe cộ đi lại, chép để bà con nghiên cứu cho vui.

Tham gia thảo luận trên Facebook tại đây

No comments:

Post a Comment