Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Wednesday, April 3, 2013

Dạ yến cuối cùng


Chẳng phải là “Bữa tối cuối cùng” của Leonard Da Vinci. “The Last Supper” (2012) của Tàu phải dịch là “Dạ yến cuối cùng” mới khoái. Tuần trước tải về, tranh thủ hôm qua mạng chập cheng ta ngồi xem. Xem xong thấy phim… thường thôi. 

Thường thôi, nhưng vẫn có những điều cần suy nghĩ. Mấy năm nay Trung Quốc làm hàng đống phim về chiến tranh chống Nhật và đương nhiên, họ đề cao vai trò của Quốc dân Đảng trong giai đoạn đó (Thường Đức đại huyết chiến, Kim Lăng thập tam thoa…) đánh dấu sự ủng hộ của Nhà nước Trung Quốc trong việc phục hồi chủ nghĩa Đại Hán. Ngoài ra, cũng có nhiều bộ phim mà cả các diễn viên nổi tiếng Trung Quốc đã định cư ở nước ngoài cũng về đóng ca ngợi Trung Hoa cộng sản, như “Sự ra đời của nền cộng hòa”, “Thành lập Đảng”.

Ấy thế mà xuất hiện bộ phim “Dạ yến cuối cùng” với ẩn ý khá lạ… xoay quanh Hồng Môn Yến, bữa tiệc Hạng Vũ mời Lưu Bang mà Hạng Trang múa kiếm muốn giết Lưu Bang, trong phim là Hạng Bá (chú của Hạng Vũ ra múa kiếm để cứu Lưu Bang, trong truyện “Hán Sở tranh hùng” là “Yến Hồng Môn Phàn Khoái múa gươm”).

Bộ phim để ý nhiều đến việc chép sử. Các nhà chép sử phải chép những gì mà vua chúa muốn, chứ không phải chép sự thật.

Nổi lên trong suốt bộ phim là nỗi sợ hãi… cơn ác mộng ám ảnh Hán Cao Tổ Lưu Bang từ đầu đến cuối phim. Chốt của phim: “Cả cuộc đời ta, chỉ vẫn là một bữa Yến Hồng Môn đó thôi. Ta cũng không ngờ ba trăm năm sau vương triều của ta cũng biến mất”.


Không có gì là tồn tại mãi mãi, kể cả ngôi vị Hoàng Đế. Vương triều cũng không thể tồn tại mãi mãi. Và sâu thẳm người ta hiểu Hoàng Đế lại là người mang trong mình nhiều nỗi sợ hãi nhất. Sợ hãi bị lật đổ, sợ cho sự trường tồn không thể có được.

Vì thế mà những âm mưu bẩn thỉu, hèn hạ mới được thi thố. Vì thế mà càng nắm quyền, càng phải độc tài và đàn áp. Song song với nó các nhà chép sử vẫn tô hồng, ca ngợi. Nhưng có một điều chắc chắn, không thể làm người dân nghĩ khác đi được. Và dù có tô hồng đến mấy, rồi người ta cũng sẽ viết lại lịch sử, trả sự thật cho sự thật.

Có phải thế không, mấy ông Hãng phim Vân Nam?

No comments:

Post a Comment