Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Saturday, December 24, 2011

Về người bạn gái của Va-xi-li Dai-sép, Ta-ni-a Chéc-nô-va

Tania Chécnôva
Nếu như bạn đã xem phim “Kẻthù trước cổng” (“Enemy at the Gates” -  Paramount Pictures) của đạo diễn Pháp Jeans Jacques Annaud, hẳn có thể thắc mắc về nhân vật Ta-ni-a Chéc-nô-va do nữ diễn viên Rachel Weisz đóng (Nổi danh qua hai tập phim “Mummy” và “The mummy returns”) có thật hay không?

Ta-ni-a Chéc-nô-va là người Mỹ gốc Nga ở New York. Cô ước mơ trở thành diễn viên múa ba-lê. Khi Chiến tranh Giữ nước vĩ đại bắt đầu năm 1941, cô mới chỉ có 19 tuổi và đang ở Nga. Lúc này cô đang cố gắng cứu ông bà của mình ở Bê-la-rút-xi-a sơ tán về phía Đông, nhưng không kịp. Ông bà cô đã bị bọn phát-xít Đức giết khi tàn sát cả khu vực nơi quê hương Bê-la-rút-xi-a của cô. Sau một thời gian tham gia du kích, cô tìm đường đến Xta-lin-grát, mong muốn giết được nhiều kẻ thù hơn nữa. Những hành động tàn bạo của phát-xít Đức trên quê hương cô đã làm cho trong cô không còn tính nhân đạo với chúng nữa. Cô gọi chúng là những “cái que” và chỉ có thể bị bẻ vụn ra mà thôi.

Để vào được thành phố Xta-lin-grát đang bị vây chặt, cô đã phải cùng các đồng chí du kích của mình lẻn qua bọn Đức bằng hệ thống cống ngầm và liên lạc được với các đơn vị Hồng quân ở thành phố. Họ bị mất sạch vũ khí trong cái mê lộ cống rãnh đó, “nổi” lên sau chiến tuyến của kẻ thù. Trên đường đi họ thường xuyên phải kiếm ăn bằng cách ăn trộm thức ăn ở nhà bếp dã chiến của quân Đức. Thậm chí, họ còn để lại dấu vết thu hút sự chú ý của kẻ thù. Một tên “Nga gian” định bắt buộc họ làm việc cho hắn. Phớt lờ mọi lời đường mật và doạ dẫm của hắn và của một số tên khác (Hiwi – Hilfsfreiwilliger - người tình nguyện phục vụ quân Đức), cô đã giết tên Nga gian đó và cuối cùng, tới được Xta-lin-grát.

Cô tình cờ trở thành học trò của Va-xi-li Dai-sép tại trường dạy bắn tỉa của anh, yêu anh và họ đã có một câu chuyện tình lãng mạn.

Nhưng cô không quên nhiệm vụ đã tự đặt ra cho mình: tiếp tục trả thù cho những người thân yêu bị bọn phát-xít giết hại. Theo các tài liệu có được, người ta biết đến rằng, cô đã tham gia đột kích vào sở chỉ huy quân Đức, nơi mà cô đã đặt mìn phá tan sau khi dùng súng trường tỉa gọn bọn lính gác. Một lần khác, cô hạ được một tên sỹ quan SS cao cấp trọng trận đấu mặt đối mặt.

Trong một trận chiến, cô bị thương vào bụng và tỉnh dậy trong bệnh viện dã chiến tiền phương. Sau khi bình phục, cô không bao giờ có thể làm mẹ được nữa. Đó cũng là thời điểm cô và Va-xi-li Dai-sép không gặp được nhau nữa. Lúc này cô đã 22 tuổi.

Câu chuyện tình lãng mạn của Ta-ni-a Chéc-nô-va và Va-xi-li Dai-sép là có thật. Nhưng cô đã bị thương khi đang cố tìm và hạ thủ tên tướng Phôn Pau-lútx, tư lệnh Tập đoàn quân dã chiến số 6, do dẫm phải một quả mìn chống bộ binh chứ không phải trên đường rút về bên kia sông Vôn-ga như ở trong phim “Enemy at the Gates”. Bị thương nặng, cô được Va-xi-li mang về phía sau và từ đó họ không bao giờ nhìn thấy nhau nữa. Khi điều trị trong bệnh viện, Ta-ni-a nghe tin Va-xi-li hy sinh bởi một quả mìn ngay trước thời điểm kết thúc cuộc phản công vĩ đại của Hồng quân ở Xta-lin-grát, và cô còn đinh ninh như vậy cho đến tận năm 1969!

Rachel Weisz trong vai Tania Chécnôva
Chẳng hề có tình yêu tay ba nào hết giữa Chính trị viên Đa-ni-lốp (đã đề cập trong bài “Về Va-xi-li Dai-sépvà những người đồng chí của anh, những người lính bắn tỉa”), Ta-ni-a Chéc-nô-va và Va-xi-li Dai-sép. Cô không hề trở thành một hiệu thính viên hay phiên dịch trong Bộ chỉ huy Hồng quân. Cô cũng không biết chú bé Xa-sa và do đó càng không phải là “hàng xóm” của chú.

No comments:

Post a Comment