Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Wednesday, December 21, 2011

Đội lốt

Chuyện kể rằng... 
Một lần, ở trụ sở phòng Đăng ký kinh doanh của một Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh nọ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp của một đôi ông bà.
 … Côôôôôôôôôôông ty trách nhiệm hữu hạn liêêêêêêêên doanh… -  anh chị định thành lập công ty loại hình gì? Chưa đọc kỹ hướng dẫn dán ngoài cửa à? Thế anh chị định liên doanh với bên nước ngoài nào?” “Ấy dạ không ạ” – người đàn bà đon đả - “Iem tên là Liên, chồng iem đây tên là Doanh, nhà iem định thành lập công ty tên là Công ty trách nhiệm hữu hạn Liên Doanh bác ạ”.
Chuyện vui là như thế. Cách đặt tên công ty bằng cách ghép tên vài người vào không phải bây giờ và chỉ ở Việt Nam ta mới có. Những công ty nổi tiếng thế giới như P&G (Procter andGamble), Baker and McKenzie… đã vang danh và vẫn tiếp tục vang danh.

Ở Thái Nguyên, có hãng vận tải xe khách và taxi Việt Vịnh – chắc là Việt cộng với Vịnh. Đọc đau cả lưỡi. Ở Bắc Ninh có Công ty TNHH Anh Sơn, là hai thằng con ông chủ doanh nghiệp, Anh cộng với Sơn. Nghe không tệ.

Sơ bộ về thói quen đặt tên doanh nghiệp theo tên người ở ta là như thế. Nhưng ở đây tôi muốn kể về một trò đặt tên khác, rất khác người.

Có lần, tôi gặp một cậu giám đốc trẻ, đưa một cái carte de visite: Nguyễn Văn A., Giám đốc Công ty Cổ phần viễn thông Khu vực 1. Tôi tròn xoe mắt: “Tên công ty là gì hả em?” – “Dạ đấy, Công ty Cổ phần viễn thông Khu vực 1” tôi phải vận nội công, nghĩ mất một lúc mới hình dung ra, à, nếu vậy, chắc hai con cậu ta một cháu tên là “Khu”, một cháu tên là “Vực”. Còn số 1 thì là gì, chưa rõ. Rõ ràng, trước nay cậu chàng này chưa từng liên quan gì đến "khu vực kinh tế quốc doanh".

Thấy bộ mặt của tôi đang thể hiện một sự nỗ lực phi thường để hiểu cái tên hiểm hóc của công ty mình, cậu giám đốc trẻ cười khoái chí: “Em đặt tên Công ty như thế để người ta hiểu thế nào thì hiểu, hầu hết các đối tác tưởng em là Công ty Nhà nước, như thế dễ làm ăn hơn anh ạ, vào “thầu” cũng dễ hơn”.

Ô hay, vui nhỉ. Khi mà Nhà nước cũng đang sắp xếp lại cơ cấu các Tổng Công ty, doanh nghiệp Nhà nước, quá trình thoái vốn của Nhà nước trong các doanh nghiệp Nhà nước cũng đang diễn ra mạnh mẽ, khi mà hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước đang thể hiện một sự yếu kém và trì trệ, thì lại có cái hình thức “mượn oai” doanh nghiệp Nhà nước kiểu như thế này!

Ở nước ngoài, ví dụ ở Trung Quốc, doanh nhân không thích làm ăn với doanh nghiệp Nhà nước. Và doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc cũng dần dần chuyển sang một vai trò rất đặc biệt trong nền kinh tế, khi mà tư nhân không thích đầu tư vào một số lĩnh vực, ít lãi, nhưng lại phục vụ cho phúc lợi xã hội chẳng hạn… thì Nhà nước phải đầu tư. Nhiều doanh nhân Trung Quốc sang Việt Nam làm ăn, cũng không thích làm đối tác với doanh nghiệp Việt Nam thuộc khối quốc doanh.

Câu chuyện này cũng nói lên một điều, rằng nhiều khi doanh nhân Việt Nam còn chưa đủ tự tin vào nội lực của chính mình.

No comments:

Post a Comment