Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Friday, December 16, 2011

Có những người kỳ lạ thế đấy (2)

Những hiệp sỹ đường phố

Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau (Tục ngữ Việt Nam)

Hiệp sỹ Nguyễn Minh Tiến và con trai
Ngày 6-10, Giám đốc công an thành phố Hà Nội thông báo Hà Nội sẽ có Câu lạc bộ hiệp sỹ đường phố, thí điểm đầu tiên ở quận Hai Bà Trưng.
 
Ngày 23-11-2011, Bộ Công An, Báo Công an Nhân dân và Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam đã tổ chức lễ tôn vinh các Hiệp sĩ đường phố. Tại buổi lễ, Prudential đã trao tặng 80 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Phú - An Tâm cho các “Hiệp sĩ đường phố” tại TPHCM và Bình Dương.


Tham dự và phát biểu tại buổi lễ, Đại tá Huỳnh Ngọc Phương, Phó Tổng Cục trưởng, Cục Phong trào-Bộ Công An cho biết, các “Hiệp sĩ đường phố” là những người lao động bình thường, có nghề nghiệp, hoàn cảnh riêng khác nhau nhưng tất cả đều có chung tấm lòng nghĩa hiệp, dám hy sinh, xả thân để bảo vệ sự an toàn cho người khác. Với tinh thần trách nhiệm công dân, những “hiệp sĩ” đường phố ấy đã lập nên hàng ngàn chiến công săn bắt cướp.


Điển hình là “hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải, đội trưởng Đội phòng chống tội phạm phường Phú Hòa (thị xã Thủ Dầu Một) đã có thành tích hơn 500 lần bắt cướp, được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương chiến công hạng 3; “hiệp sĩ” Trần Hoàng Anh, siêu bắt cướp và tội phạm mua bán ma túy với “bảng vàng” gần 400 lần đối mặt với tội phạm nguy hiểm; “hiệp sĩ” Nguyễn Văn Minh Tiến - TP Hồ Chí Minh… Thành tích của các hiệp sĩ được Bộ Công an ghi nhận trong “Lễ tuyên dương các cá nhân, tổ chức quần chúng tiêu biểu trong đấu tranh phòng chống tội phạm khu vực phía Nam”.


Thu Tuyết
Không cần phải nói thêm những lời ca ngợi các chàng trai dũng cảm ở Bình Dương, TP Hồ Chí Minh đã không quản ngại nguy hiểm, liều mình chiến đấu vì an ninh xã hội.

Trên các diễn đàn, các phản hồi sau các bài “báo mạng”, người ta bàn tán nhiều về tính hợp pháp của những hoạt động “săn bắt cướp” của các vị hiệp sỹ không công này. Về luật mà nói, thì trong trường hợp phạm tội quả tang và bắt người có lệnh truy nã, ai cũng có quyền bắt. Nhưng để bắt được cướp, các hiệp sỹ buộc phải bắt quả tang, điều đó gây ra nhiều khó khăn cho họ, rất dễ vi phạm pháp luật nếu không đủ căn cứ chứng minh tình trạng phạm tội quả tang của “cướp”. Cũng may mà hầu hết “cướp” của ta, sau khi bị bắt vào đồn đều nhận tội hết, không yêu cầu có luật sư, cũng không có cái đoạn “anh có quyền giữ im lặng, mọi điều anh nói ra lúc này đều có thể là chứng cứ chống lại anh trước Toà”…

Một điều băn khoăn, là khi mà người khác đang bận rộn với “cơm, áo, gạo tiền” thì các hiệp sỹ của chúng ta lại say mê đi bắt cướp. Với lực lượng chuyên trách (công an) khó khăn một, thì với các anh, khó khăn gấp mấy lần. Không được huấn luyện bài bản. Không được trang bị vũ khí. Xe cộ tự trang bị, không phải lúc nào cũng tốt… Chế độ chính sách không có, không may bị thương tật vĩnh viễn hoặc xấu hơn, hy sinh… liệu có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật để “làm chế độ” cho các anh là thương binh hoặc liệt sỹ hay không?

Một câu hỏi đặt ra, là vậy thì, lực lượng chuyên trách đi đâu, lại phải dựa vào quần chúng như thế? Nói như vậy e rằng hơi oan với những chiến công trấn áp tội phạm gần đây của Công an Hà Nội. Cũng không phải với chủ trương xây dựng thế trận an ninh nhân dân đã được thực hiện tốt bấy lâu nay.

Nếu xây dựng một “lực lượng quần chúng chuyên trách bắt cướp” như vậy, e rằng người ta sẽ đặt câu hỏi phải chăng lực lượng công an đang “đẩy” cái nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm đó cho nhân dân. Và cũng sẽ đặt luôn cả câu hỏi về tính hiệu lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Xứng danh… hiệp sĩ


Cuộc sống khó khăn là vậy nhưng các hiệp sĩ vẫn bền gan bền chí với con đường mình đã chọn. Biết được điều ấy, bọn tội phạm khi bị các anh truy bắt không ít lần đề nghị khiếm nhã "thả em ra em sẽ bồi dưỡng". Đại úy Phạm Mạnh Cường (nguyên Trưởng Công an phường An Bình, nay là Trưởng Công an phường Tân Đông Hiệp) kể, trong một vụ khống chế đối tượng cướp xe máy là Phước con, "hiệp sĩ" bỏ mối thuê bánh mì Nguyễn Tăng Tiên được đàn em tên này bỏ nhỏ chi 40 triệu đồng để đổi lấy sự tự do cho "đại ca" nhưng bị Tăng Tiên điểm mặt.


Ngày 18/3, nhóm "hiệp sĩ” phường Bình Hòa phá được vụ trộm tài sản gần 2 tỷ đồng, các đối tượng bị bắt năn nỉ tha, đổi lại chúng sẽ bồi dưỡng số tiền lớn nhưng các hiệp sĩ đã khảng khái chối từ vì không bao giờ tơ tưởng đến tiền phi nghĩa, bất chính.

CAND

No comments:

Post a Comment