Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thời gian không đợi ai. Kể từ khi chào đời, chúng ta cứ từng phút từng giây tiến đến gần đoạn kết, về cái chết. Đời sống con người là như vậy, thế giới này, vũ trụ này, tất cả đều như vậy cả…

Tâm của chúng ta đây, cho dù hiện tại chứa đầy vô minh và khổ đau, vẫn có thể chuyển thành tâm giác ngộ của một đấng Phật đà. Nếu nói về vật chất tiền tài thì đúng là nên tri túc, đừng ham muốn. Nhưng trên lĩnh vực tâm linh, vì tiềm năng của tâm thức con người không giới hạn mà đời sống thì lại có hạn, cho nên phải cố gắng tối đa, tận dụng khoảng thời gian sống ngắn ngủi để làm hết những gì tâm có thể làm được, nhờ kiếp người quý giá này…

Lời Đức Đạt Lai Lạt Ma

Thursday, December 29, 2011

Ấu trĩ


Tự dưng, người ta nghĩ ra cách chống tiêu cực bằng quy định không cho CSGT mang theo trong người quá 100 nghìn đồng. Đây có thể sẽ là một quy định hài hước bậc nhất trong năm 2011.

Người nghĩ ra cái quy định hóm hỉnh này quên bẵng mất, là quy định ngành đang xâm phạm vào quyền hợp pháp của cán bộ chiến sĩ, đang hạn chế quyền sở hữu cá nhân, mà trong xã hội dân sự thì quyền sở hữu là một trong các quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm, không thể bị vi phạm, thậm chí bị hạn chế có thời hạn như vậy.

Ai cũng biết thừa, nếu muốn thì CSGT có trăm phương nghìn cách để thủ lợi từ những hoạt động thường ngày ngoài đường của họ. Độc chiêu “100 nghìn” này chẳng những không giúp được gì cho những cố gắng hạn chế tiêu cực của ngành CSGT, mà còn làm nảy ra những “sáng kiến cải tiến kỹ thuật” nhằm đối phó.

Lái xe không cần phải nộp tiền trực tiếp cho CSGT, thay vào đó là nộp cho… bà hàng nước. Chuyện đó có từ lâu, một thời nó bị mai một vì người ta đã bỏ phương pháp gián tiếp này, mà “thu trực tiếp”. Nay có quy định “100 nghìn” có thể “phương pháp bà hàng nước” lại có thể hồi sinh.

Đã đến lúc cần mạnh dạn nghĩ tới một hình thức thu tiền nộp phạt mới, đó là nộp phạt sau. Cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ không cần phải nghĩ đến chuyện thu tiền phạt nữa, đương nhiên trong túi nếu có tiền, thì là tiền riêng. Thay vì nhăm nhăm “bắt” phương tiện vi phạm, họ sẽ tập trung vào giữ trật tự giao thông, chụp ảnh làm chứng cứ để xử lý “nguội” các hành vi vi phạm.

Đương nhiên, trách nhiệm sẽ được quy về chủ phương tiện. Lại thêm được một cái lợi nữa: bắt buộc người ta phải đưa nhau đi sang tên, đổi chủ khi mua bán phương tiện giao thông.

Bao giờ ở nước ta mới mạnh dạn làm được thế? 

No comments:

Post a Comment